1. Tại sao cần có KPI cho Trưởng phòng Nhân sự?
KPI là viết tắt của Key Performance Indicator, tức là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả công việc của mỗi một nhân viên trực thuộc công ty. Bởi vậy tất cả nhân viên trong mỗi doanh nghiệp đều có một KPI để có thể làm việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
KPI giúp cho mỗi nhân viên có được tinh thần làm việc cao nhất, luôn nỗ lực để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao. KPI tác động rõ rệt đến hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân cũng như mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó KPI cũng là yếu tố để đảm bảo công bằng trong việc khen thưởng, phê bình mỗi cá nhân, đảm bảo tinh thần công bằng, dân chủ trong toàn công ty.
Với các vị trí cấp cao như Trưởng phòng Nhân sự lại càng cần thiết để đặt ra KPI. KPI của Trưởng phòng Nhân sự sẽ khác với KPI của mỗi nhân viên Hành chính Nhân sự. Với vị trí cao hơn, Trưởng phòng Nhân sự cũng sẽ có những trách nhiệm và yêu cầu công việc cao hơn nhân viên của mình. Bên cạnh đó, KPI cũng giúp cho Trưởng phòng Nhân sự có thể lên kế hoạch quản lý nhân viên và phân bổ các nhiệm vụ, các KPI cụ thể, chi tiết cho từng nhân viên của mình nhằm thực hiện KPI lớn của cả phòng Nhân sự.
Tham khảo: Mẫu KPI cho phòng hành chính nhân sự
2. Trưởng phòng Nhân sự thường có những KPI nào?
Tùy theo yêu cầu hay quy mô nhân sự của từng công ty mà vị trí Trưởng phòng Nhân sự sẽ có những tiêu chí khác nhau, song, về cơ bản, KPI cho trưởng phòng Nhân sự sẽ bao gồm các yếu tố sau.
2.1. Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu
Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu (Quality of Hire) có thể được hiểu là tỷ lệ số các ứng viên đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công ty đề ra để thực hiện đánh giá nhân sự. Chỉ số sẽ được tính theo công thức Tỉ lệ ứng viên đạt yêu cầu bằng với số lượng ứng viên xét đạt yêu cầu chia cho số ứng viên đã ứng tuyển.
Tỷ lệ này giúp ban Giám đốc công ty đánh giá được mức độ thành công của công tác tuyển dụng ứng viên đạt của phòng Nhân sự đang ở mức nào. Nếu tỷ lệ thành công cao, tức là bộ phận Nhân sự đã làm tốt các nhiệm vụ từ truyền thông, đăng tin tuyển dụng cho đến xét duyệt, chọn lọc hồ sơ một cách cẩn thận, nghiêm túc. Nhờ có các thông tin tuyển dụng đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho các ứng viên có sự chuẩn bị phù hợp nhất, dễ dàng vượt qua vòng xét duyệt của công ty.
Còn nếu tỉ lệ này thấp chứng tỏ rằng ngay từ công tác đăng tải thông tin của bộ phận nhân sự đã làm chưa tốt, khiến cho người ứng tuyển không nắm được những yêu cầu hết cơ bản nhất từ phía công ty. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn thấy một thực trạng hiện nay là việc rải cv rất nhiều, ngay cả những hồ sơ được cung cấp từ các trang tuyển dụng cũng không còn chất lượng. Chính vì lẽ đó, bộ phân Nhân sự cũng đã phải rất vất vả để chọn lọc được các ứng viên phù hợp nhất.
Tìm hiểu: Mô tả công việc trưởng phòng nhân sự - HR Manager làm gì?
2.2. Tỷ lệ đồng ý đề nghị tuyển dụng
Chỉ số tỷ lệ đồng ý tuyển dụng (Offer Acceptance Rate) được chúng ta hiểu nôm na là chỉ số thể hiện số lượng ứng viên nhận lời đề nghị làm việc trên tổng số ứng viên phía công đã thông báo đề nghị làm việc. Với tỷ lệ này ta có công thức số lượng ứng viên nhận đề nghị tuyển dụng trên tổng số ứng viên đề nghị tuyển dụng.
Kết quả từ tỷ lệ trên cho thấy mức độ truyền thông cũng như công tác tiếp đón ứng viên của nhân sự có thực sự hiểu quả không. Nếu chỉ số cao, ta có thể hiểu mặt truyền thông cũng như đãi ngộ nhân viên của công ty không có gì cần thay đổi. Song, nếu như tỷ lệ đó còn thấp, ta cần tìm ra nguyên do để khắc phục. Có rất nhiều các lý do để ứng viên không nhận đề nghị làm việc có thể do mức lương đề xuất còn thấp, do phúc lợi nhân viên chưa đủ cạnh tranh,… Tóm lại Trưởng phòng Nhân sự cần bám sát tỷ lệ này để cân chỉnh lại các chế độ dành cho nhân viên cũng như đề xuất các phương án với cấp trên để khắc phục.
2.3. Thời gian tuyển dụng
KPI cho trưởng phòng nhân sự còn được xét trên thời gian để tuyển dụng nhân viên mới. Chỉ số thời gian tuyển dụng (Time to hire) là chỉ số đo lượng thời gian dùng để tuyển dụng được một nhân viên kể từ lúc nhận yêu cầu tuyển dụng cho đến lúc ứng viên nhận trở thành một nhân viên mới. Thông thường với các vị trí nhân viên thời gian để tuyển dụng rơi vào khoảng 1 tháng còn với các cập bấc cao hơn thời gian tuyển dụng cũng được phân bổ lâu hơn tùy cấp bậc.
Chỉ số này nhằm mục đích thúc đẩy bộ phận Nhân sự tập trung vào các phương án tuyển dụng để hoàn thành tiến độ, chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng một cách nhanh chóng, phù hợp.
2.4. Chi phí tuyển dụng
Chỉ số chi phí tuyển dụng (Cost Per Hire) thể hiện được chi phí phải trả cho mỗi cv ứng tuyển là bao nhiêu. Chi phí tuyển dụng được tính bằng công thức tổng chi phí tuyển dụng (bao gồm cả chi phí vận hành nội bộ và chi phí bên ngoài) chia cho tổng số tuyển dụng thành công. Qua việc xác định được mức chi phí phải trả để tuyển được mỗi ứng viên giúp cho Trưởng phòng Nhân sự có thể điều chỉnh các mức chi phí để phù hợp với yêu cầu của cấp trên.
2.5. Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng
Trưởng phòng Nhân sự thường sử dụng chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng (Soruce of Hire) để so sánh, đánh giá về các trang tuyển dụng được đề xuất. Qua kết quả so sánh giúp cho bộ phận tuyển dụng lựa chọn được phương án website tuyển dụng hiểu quả và ít chi phí nhất.
Hiện nay hình thức được các nhà tuyển dụng lựa chọn nhiều nhất là ghim tin tuyển dụng trên các website tuyển dụng từ 1-2 tuần với mức chi phí dao động 4 đến 5 triệu đồng cho 1 tin. Tuy nhiên không phải lúc cv được đổ về cũng hoàn toàn chất lượng, mà vẫn còn tồn tại rất nhiều cv rác. Chính vì vậy Trưởng phòng Nhân sự cần tính toán rất kĩ cho các phương án chạy bên ngoài.
Xem thêm: Thực trạng tuyển dụng ở nhân sự ở Việt Nam
2.6. Hiệu quả đào tạo nhân viên
Hiệu quả đào tạo nhân viên (Training Effectiveness) được đo lường theo công thức số lượng nhân viên áp dụng kiến thức sau đào tạo cho tổng số nhân viên được đào tạo.
Kết quả này giúp cho Trưởng phòng nhân sự nắm được hiểu quá của quá trình đào tạo, ứng viên tiếp nhận kiến thức được đến đâu, còn bước nào cần chỉnh sửa hay bổ sung để hoàn thiện được quy trình đào tạo tốt nhất.
3. Những nguyên nhân khiến bạn chưa đạt được KPI đề ra
Dù bạn ở chức vụ trưởng phòng nhân sự hay nhân viên thì đương nhiên cũng sẽ có những lúc không đạt được KPI do cấp trên đề ra hay chính bản thân đề ra. Vậy tự hỏi rằng nguyên nhân nào khiến mình không thực hiện được KPI, nhiệm vụ công việc? Có thể điểm danh một số lí do:
- Mục tiêu đề ra không phù hợp với tiêu chí SMART: các chỉ số được đưa ra phải phù hợp, có tính khả thi, logic
- Quy trình xây dựng ra bộ KPI quá rườm rà không nhằm để đánh giá mục tiêu công việc
- KPI được đề ra vượt xa so với thực tế của doanh nghiệp, vượt xa thực tế năng lực hiện có.
- Việc đề ra KPI không đi kèm theo phần thưởng, đánh giá tốt năng lực: việc này sẽ khiến bạn không có động lực để làm việc vì không nhận được sự động viên cũng như phần thưởng dành cho sự nỗ lực của bản thân.
Trên đây là tất cả các thông tin về KPI cho Trưởng phòng Nhân sự. Mong rằng bạn có thêm các kiến thức để tự tin đặt cho mình một mục tiêu trở thành Trưởng phòng Nhân sự nhé.
Tham gia bình luận ngay!