1. Trả lời cho câu hỏi “Năng lực nghề nghiệp là gì?”
1.1. Định nghĩa “Năng lực nghề nghiệp là gì?”
Năng lực nghề nghiệp là cụm từ được ghép giữa “năng lực” và “nghề nghiệp”. Muốn hiểu được “năng lực nghề nghiệp” là gì thì bạn phải hiểu được nghĩa của hai cụm từ trên. Đầu tiên là “năng lực”. Năng lực ở đây là chỉ trình độ, sự nhận thức, tư duy và các kỹ năng của bạn trong giải quyết các vấn đề cũng như các hoạt động trong cuộc sống. Nghề nghiệp chính là chỉ công việc, việc làm mà bạn lựa chọn để có thể tạo ra thu nhập cho bản thân.
Vậy định nghĩa năng lực nghề nghiệp là gì?
Năng lực nghề nghiệp là chỉ sự nhận thức, tư duy, và các kỹ năng bạn có để giải quyết các vấn đề trong công việc của bạn. Ví dụ, bạn làm nghề giáo viên thì bạn phải có năng lực nghề nghiệp là trình độ chuyên môn, kiến thức, phương pháp giảng dạy, kỹ năng thuyết trình,... Nhờ vào năng lực nghề nghiệp bạn sẽ có thể giải quyết cũng như hoàn thành các công việc của mình để đạt được kết quả tốt nhất. Và cũng thông qua năng lực nghề nghiệp bạn sẽ biết được mình có phù hợp với công việc mà mình lựa chọn hay không.
Năng lực nghề nghiệp không phải tố chất cố định mà nó có thể thay đổi theo thời gian cũng như quá trình phấn đấu, rèn luyện của bạn. Môi trường làm việc, đồng nghiệp cũng là yếu tố tạo nên sự thay đổi của năng lực nghề nghiệp.
1.2. Có những loại năng lực nào?
Theo nghiên cứu, hiện nay có 4 loại năng lực nghề nghiệp cơ bản:
- Năng lực nhận thức: Đây là loại năng lực phản ánh sự tiếp thu tri thức cũng như khả năng học tập của bản thân. Điều này phản ánh quá trình học tập, khả năng quan sát và sự sáng tạo của bạn.
- Năng lực chuyên môn, kỹ thuật: Năng lực này cho ta biết được trình độ nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn của bạn trong công việc, ngành nghề mà bạn đang làm. Nhờ năng lực này, bạn có thể biết được mình có thể giải quyết được công việc hay không.
- Năng lực lãnh đạo, giao tiếp: Đây là năng lực cần có để bạn trở thành một người lãnh đạo. Nếu bạn giỏi giao tiếp, đối ngoại và có tài trong việc quản lý một nhóm người hay một tập thể nào đó thì bạn rất có khả năng thăng tiến sau này.
- Năng lực tổ chức, quản lý: Năng lực này phản ánh được kỹ năng về tổ chức, quản lý các hoạt động hay là nhân viên mà mình quản lý. Năng lực này rất cần thiết cho những người muốn thăng tiến lên các chức vụ cao hơn. Tuy nhiên, với những nhân viên bình thường thì năng lực này cũng phản ánh các tổ chức, quản lý công việc ra sao và đem lại hiệu quả như thế nào.
Đọc thêm: Trình độ chuyên môn là gì? Kỹ năng chuyên môn, hiệu quả công việc
2. Tầm quan trọng của năng lực nghề nghiệp
Năng lực nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Nó chính là yếu tố phản ánh được bạn có thể hoàn thành công việc đó hay không và liệu công việc đó có phù hợp với bạn hay không.
Nếu bạn có kiến thức chuyên môn tốt, trình độ nhận thức nhanh, có các kỹ năng giải quyết ứng xử các vấn đề một cách hợp lý, sự chăm chỉ, tận tụy trong công việc và nhờ đó đem lại hiệu quả công việc cao, có những thành tích nhất định thì bạn sẽ được coi là một nhân viên có năng lực nghề nghiệp. Hay nói cách khác, những nhân viên như vậy sẽ được gọi là nhân viên ưu tú và có những đãi ngộ đặc biệt khi họ đem lại lợi ích cho công ty, doanh nghiệp của mình.
Có rất nhiều người, khi còn đi học Đại học thì học một chuyên ngành. Nhưng khi đi làm lại lựa chọn công việc không liên quan gì đến những gì mình đã học. Tuy nhiên, điều này không cho thấy được rằng họ sẽ không thể làm tốt công việc của mình hay cơ hội thăng tiến sau này sẽ bị hạn chế. không phải họ không thích làm những công việc đúng chuyên ngành mà là họ đã từng làm và cảm thấy bản thân không hợp dẫn đến hiệu quả công việc thấp. Nhưng khi chuyển sang công việc trái ngành khác họ lại cảm thấy phù hợp và đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù ban đầu năng lực có thể còn hạn chế, tuy nhiên điều này cũng sẽ thay đổi nếu như họ cố gắng rèn luyện, học tập và nâng cao trình độ của mình thông qua quá trình làm việc.
Vì vậy, khi đi phỏng vấn, các nhà năng lực không thể biết rõ được năng lực nghề nghiệp của bạn đến đâu và bạn có phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng hay không. Những điều bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn chỉ khoảng 20% năng lực của bạn mà thôi. Còn nếu để biết rõ năng lực nghề nghiệp thì phải thông qua quá trình làm việc thực tế.
Việc các nhân viên có ý thức rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực nghề nghiệp của bản thân sẽ giúp hiệu quả cũng như thành quả công việc được nâng cao. Thông qua đó, sẽ đem lại lợi nhuận cho các công ty, doanh nghiệp một cách đều đặn và vững vàng. Bên cạnh đó, khi các nhân viên đều có ý thức phấn đấu thì sẽ tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh và mang tính tích cực cao.
Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của năng lực nghề nghiệp. Nếu làm việc mà không có năng lực thì chúng ta sẽ không thể nào hoàn thành hay thực hiện được bất kỳ việc gì. Hơn hết, mặc dù năng lực nghề nghiệp có thể được nâng cao qua quá trình trải nghiệm và rèn luyện nhưng nếu xác định được những năng lực nghề nghiệp cần thiết từ sớm thì điều này rất tốt cho tương lai của bạn. Thành công sẽ đến khi bạn biết tự mình phát triển chính bản thân mình.
Xem ngay: Nghiệp vụ là gì? Tất tần tật thông tin về nghiệp vụ có thể bạn chưa biết, click để xem ngay!
3. Năng lực nghề nghiệp cần được bồi dưỡng từ khi nào?
Có thể nói, năng lực nghề nghiệp không phải muốn tốt lên là tốt lên ngay được, mà nó là cả một quá trình và bạn cần có sự kiên nhẫn rèn luyện, học tập để đi lên. Vì vậy, nếu xác định được nghề nghiệp mà bản thân muốn làm từ sớm thì việc bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp sẽ được bắt đầu từ sớm và đem đến những điều kiện thuận lợi sau này cho bạn.
Việc bồi dưỡng xây dựng năng lực nghề nghiệp từ sớm đòi hỏi cần có sự tương tác, thấu hiểu lẫn nhau giữa phụ huynh và con cái trong khoảng thời gian từ khi còn nhỏ cho tới khi 18 tuổi. Trong khoảng thời gian phát triển cũng như hình thành nhân cách của trẻ, phụ huynh có thể định hướng được nghề nghiệp tương lai cho con, cụ thể, sẽ chia thành 3 giai đoạn khác nhau:
- Trước 11 tuổi: Đây là khoảng thời gian trẻ có nhiều thắc mắc nhất về thế giới xung quanh, vì vậy sẽ luôn có rất nhiều câu hỏi được đặt ra dành cho các bậc phụ huynh. Ở giai đoạn này, trẻ để có thể biết mình thích gì và không thích gì, vì vậy bố mẹ có thể thông qua những câu hỏi gợi ý để tìm hiểu những điều mà con mình hứng thú, yêu thích và mong muốn.
- Trong khoảng từ 11 - 17 tuổi: Ở thời điểm này, trẻ phát triển về tư duy và tính cách, do vậy dần bộc lộ những sở thích cũng như mong muốn trong tương lai. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, và định hướng cho trẻ công việc phù hợp với nguyện vọng của con sau này. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện hãy cho trẻ một vài trải nghiệm để có thể biết được mình muốn làm gì sau này.
- Khi 18 tuổi: Đây là độ tuổi khá chín chắn và đã có được dự tính ngành nghề sau này. Lúc này phụ huynh cần giúp con của mình xác định rõ ràng hơn về công việc. Để từ đó là bước đệm cho việc rèn luyện năng lực nghề nghiệp về sau.
Tham khảo: Hiệu suất là gì? Cách quản trị mang lại hiệu suất công việc cao
4. Xây dựng bộ từ điển năng lực để phát triển năng lực nghề nghiệp
4.1. Định nghĩa “Từ điển năng lực là gì?”
Có lẽ rất nhiều bạn khi nghe đến từ điển năng lực sẽ rất lạ lẫm và không biết từ điển năng lực là gì. Nói một cách đơn giản, từ điển năng lực chính là tập hợp tất cả các năng lực đã được chuẩn hóa và được áp dụng với tất cả các vị trí, chức danh trong một công ty, doanh nghiệp. Ví dụ như nhân viên kinh doanh, trưởng phòng truyền thông,... Từ điển năng lực được xây dựng nhằm đảm bảo được sự phù hợp với các giá trị cốt lõi cũng như văn hóa và tính chất của từng công việc.
Từ điển năng lực được coi là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các công ty, doanh nghiệp. Thông qua bộ từ điển, công ty, doanh nghiệp có thể có những kế hoạch, chiến lược cụ thể trong việc sắp xếp nhân sự cũng như hoạch định nhân sự.
4.2. Cấu trúc của từ điển năng lực?
Hiện nay, một bộ từ điển năng lực có kết cấu được sử dụng phổ biến nhất thường theo mô hình ASK gồm: nhóm Attitude, nhóm Skill và nhóm Knowledge.
- Nhóm Attitude (thái độ): Đây là nhóm năng lực chỉ ý thức, thái độ hay nói cách khác đây là nhóm thuộc phạm vi cảm xúc, tình cảm. Thông qua thái độ, sự phản ứng của bản thân với công việc có thể cho thấy được ý thức của nhân viên với công việc ra sao.
- Nhóm Skill (kỹ năng): Nhóm năng lực chỉ các thao tác, cũng như phương thức sử dụng, áp dụng của bản thân vào công việc. Thông qua sự hiểu biết thì những hành động phải được thể hiện ra qua một vài khía cạnh cụ thể như: Năng lực về giải trình, Kỹ năng về quản lý và sắp xếp thời gian,...
- Nhóm Knowledge (sự hiểu biết): Nhóm năng lực thể hiện trình độ học vấn cũng như tri thức của bạn. Nhóm này thuộc năng lực tư duy. Đây là nhóm kỹ năng cơ bản mà bất kỳ ai đều phải có khi bắt đầu công việc bất kỳ. Có thể có được qua quá trình học tập, đào tạo tại nhà trường cũng như ở các công ty, doanh nghiệp.
Trong nhóm Knowledge gồm 3 năng lực chính là: Trình độ ngoại ngữ, Năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, Sự hiểu biết về kinh doanh.
4.3. Các bước để xây dựng từ điển năng lực
Để xây dựng được một bộ từ điển năng lực chuẩn cho bản thân cũng như cho công ty, doanh nghiệp thì ta đều phải có một quy trình nhất định. Sau đây là quy trình xây dựng bộ từ điển năng lực:
- Bước 1: Xác định được tất cả các năng lực chung và riêng mà công việc (hay công ty, doanh nghiệp, áp dụng trong xây dựng bộ năng lực cho các công ty, doanh nghiệp) yêu cầu, phù hợp với văn hóa, tính chất của công việc (công ty, doanh nghiệp)
- Bước 2: Định nghĩa và giải thích được tất cả các năng lực cần có đó, tránh nhầm lẫn giữa các năng lực với nhau. Phải hiểu rõ thì mới có thể biết mình cần làm gì để phát triển các năng lực này.
- Bước 3: Xác định được các mức độ biểu hiện của mình với các năng lực đó theo 5 mức độ, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp.
- Bước 4: Lên danh sách các câu hỏi với từng năng lực khác nhau ( điều này phù hợp với việc xây dựng từ điển năng lực cho công ty, doanh nghiệp).
- Bước 5: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại các chỉ tiêu về năng lực của mình (cũng như của nhân viên trong công ty) để có sự thay đổi, bổ sung kịp thời.
Có thể nói, năng lực nghề nghiệp là yếu tố rất cần thiết để bạn có thể làm việc và thăng tiến sau này. Cũng như nhờ có năng lực nghề nghiệp, mà chính bản thân bạn đã cố gắng rèn luyện để đạt được nó và phát triển bản thân ngày một tốt hơn.
Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu được năng lực nghề nghiệp là gì và cần những gì để phát triển năng lực bản thân. Qua đó, xác định được nghề nghiệp tương lai để có thể xây dựng năng lực nghề nghiệp ngay từ bây giờ.
Tham gia bình luận ngay!