Dù ở thời đại nào thì chính trị vẫn là vấn đề cốt lõi mà bất cứ quốc gia nào cũng cần quan tâm xây dựng. Sự ra đời của ngành Giáo dục Chính trị chính là để phụng sự cho sự nghiệp xây dựng một nền chính trị quốc gia vững chắc nhất. Để hiểu sâu hơn về ngành học này cũng như những cơ hội việc làm của nó, hãy cùng chúng tôi khám phá nội dung bài viết này.
1. Những nét khái quát về ngành giáo dục Chính trị
Nói đến vấn đề chính trị là chúng ta đang nói tới một vấn đề rất quan trọng và khá nhạy cảm của xã hội khi nó bao gồm toàn bộ các hoạt động có liên quan đến mọi mối quan hệ của quốc gia, dân tộc, các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điểm cốt lõi của chính trị chính là vấn đề liên quan đến chính quyền; đến sự duy trì, sử dụng quyền lực Nhà nước; xác định các vấn đề liên quan tới Nhà nước như hình thức tổ chức, nhiệm vụ hoạt động của Nhà nước.
Đây là vai trò quan trọng của chính trị đối với mỗi một quốc gia cho nên việc giáo dục chính trị đã được chú trọng xây dựng và phát triển, trở thành một ngành học vô cùng quan trọng trong chiến lược đào tạo nhân lực tài giỏi phụng sự sự nghiệp xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị nước nhà. Vậy ngành giáo dục chính trị có gì đặc biệt? Khi theo đuổi ngành nghề này, người học cần chú trọng điều gì?
Ngành Giáo dục Chính trị có tên tiếng Anh là Political Education, chính là một bộ phận nằm trong lĩnh vực khoa học chính trị. Nội dung của ngành chủ yếu đào tạo, hướng người học nắm bắt các kiến thức về:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Cương lĩnh của Đảng
- Đường lối chính trị của Đảng
Mục đích của ngành Giáo dục Chính trị đó chính là hình thành trong người học một thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cung cấp cho nền chính trị của nước nhà những nhân tài có bản lĩnh chính trị vững mạnh, có năng lực làm việc, niềm tin cao đối với Đảng và Nhà nước để từ đó đáp ứng tốt nhất yêu cầu của sự phát triển đất nước.
Với chương trình nội dung đào tạo ngành học này, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có được rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Các kiến thức được đào tạo sẽ giúp bạn trở thành một người giảng dạy bộ môn Giáo dục Công dân tại tất cả hệ thống trường học trên toàn cả nước, hoặc cũng có thể trở thành một người giảng viên chuyên giảng dạy bộ môn Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí minh, Chủ nghĩa Mác – Lênin trong nhiều cơ sở giáo dục bao gồm: Cao đẳng, Đại học, trường Chính trị, các trường Trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề hoặc làm cán bộ tại các đơn vị chính trị các cấp.
Đọc thêm: Ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước ra làm gì?
2. Nắm bắt các chương trình đào tạo của ngành Giáo dục Chính trị
Trải qua 8 kỳ học trên giảng đường đại học với ngành Giáo dục chính trị, bạn sẽ phải học rất nhiều bộ môn. Các bộ môn được phân làm hai luồng kiến thức là kiến thức chung và khối kiến thức chuyên ngành. Để biết cụ thể về khối kiến thức mình sẽ được đào tạo, hãy tra cứu thông qua nội dung hình ảnh mà chúng tôi cung cấp dưới đây:
* Khối kiến thức chung của ngành Giáo dục chính trị:
* Khối kiến thức chuyên ngành Giáo dục chính trị:
Khối kiến thức chuyên ngành của ngành học này còn bao gồm rất nhiều bộ môn khác nữa mà hình ảnh không thể hiển thị hết được. Do đó, để nắm bắt đầy đủ ngành đào tạo của ngành giáo dục chính trị, bạn có thể tải về Nội dung Chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị dưới đây:
BẢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
3. Những khối thi tuyển sinh của ngành Giáo dục chính trị
Ngành Giáo dục chính trị có mã ngành là 7140205, được tổ chức xét tuyển các tổ hợp bộ môn cụ thể như thông tin chia sẻ bên dưới đây, bạn đọc cần đọc và tìm hiểu thật kỹ để dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp với kiến thức chuyên môn của mình.
Cụ thể, những tổ hợp bộ môn sẽ áp dụng xét tuyển vào ngành Giáo dục chính trị bao gồm:
Khối thi C00: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Văn – Sử - Địa
Khối thi C19: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Văn – Sử - Giáo dục công dân
Khối thi C14: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Văn – Toán – Giáo dục công dân
Khối thi D01: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Văn – Toán – Tiếng Anh
Khối thi D02: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Văn – Toán – Ngoại ngữ tiếng Nga
Khối thi D03: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Văn – Toán – Ngoại ngữ Tiếng Pháp.
Ngành Kiến trúc cảnh quan ra làm gì?
4. Những trường nào có ngành đào tạo Giáo dục chính trị?
Hiện tại, ngành học giáo dục chính trị được đào tạo ở rất nhiều ngôi trường khắp cả nước. Muốn theo đuổi ngành học này, các bạn học sinh có thể tìm hiểu cụ thể về các trường sau đây ở cả ba miền Bắc - Trung – Nam, tiện cho quá trình theo học của bạn diễn ra thuận lợi.
* Trường đào tạo ngành giáo dục chính trị ở khu vực miền Bắc:
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Hoa Lư
* Trường đào tạo ngành giáo dục chính trị ở khu vực miền Trung:
- Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Sư phạm – Đại học Huế
- Đại học Hà Tĩnh
- Đại học Vinh
- Đại học Quảng Bình
Trường học đào tạo ngành giáo dục chính trị
* Trường đào tạo ngành giáo dục chính trị ở khu vực miền Nam:
- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sài Gòn
- Đại học An Giang
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Tham khảo: Ngành quản lý nhà nước ra làm gì?
5. Tham khảo mức điểm chuẩn xét tuyển vào ngành Giáo dục chính trị
Bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn được cập nhật mới nhất tại đây để có thể dự đoán hiệu quả điểm chuẩn cho kỳ thi vào ngành Giáo dục Chính trị ở các trường bạn quan tâm:
- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: 20 điểm
- Đại học An Giang: 18 điểm
- Đại học Quy Nhơn: 18 điểm
- Đại học Sài Gòn: 18 điểm
- Đại học Sư phạm – Đại học Huế: 18 điểm
- Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên: 18 điểm
- Đại học Quảng Bình: 18 điểm
Như vậy có thể thấy, mức điểm xét tuyển trung bình của ngành Giáo dục chính trị tại các trường Đại học dao động trong khoảng từ 18 đến 20 điểm. Bạn cân nhắc điều này để có thể chuẩn bị tốt nhất lượng kiến thức để phục vụ cho nhiệm vụ thi cử vào ngành hiệu quả nhất.
6. Những cơ hội nghề nghiệp lớn sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục chính trị
Theo học ngành Giáo dục chính trị có thể mang đến cho người học những cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Tốt nghiệp ra trường và cầm trong tay tấm bằng cử nhân của ngành Giáo dục chính trị, bạn sẽ có thể ứng tuyển vào làm việc ở nhiều vị trí việc làm như sau:
- Trở thành giáo viên dạy bộ môn Kinh tế và Pháp luật, bộ môn giáo dục công dân tại các trường Trung học Cơ sơ và Trung học Phổ thông.
- Làm giảng viên dạy bộ môn giáo dục chính trị ở trong những trường nghề, trường trung cấp nghề chuyên nghiệp.
- Làm giảng viên giảng dạy các bộ môn sau ở trường cao đẳng, đại học: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Dạy học cho nhiều môn thuộc lĩnh vực lý luận chính trị tại những ngôi trường Chính trị, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về các vấn đề khoa học chính trị, triết học, khoa học xã hội – nhân văn, giáo dục tại các viện, các trung tâm nghiên cứu.
Cơ hội việc làm ngành giáo dục chính trị
- Trở thành chuyên viên làm việc tại nhiều cơ quan thuộc Nhà nước như các Sở Nội vụ - Ngoại vụ, Sở giáo dục, phòng giáo dục; tại những tổ chức của Đảng và đoàn thể nằm trong hệ thống chính trị thuộc nhiều cấp khác nhau, thậm chí làm chuyên viên tư vấn chính trị tại nhiều đơn vị trường học,…
- Làm nhiệm vụ của người tham mưu, tư vấn tại các tổ chức, cơ quan ban ngành thuộc hệ thống chính trị và các tổ chức kinh tế - xã hội Nhà nước.
- Làm phóng viên hay trở thành một người biên tập viên chuyên đảm trách nhiệm vụ bình luận chính trị, thời sự trong các tổ chức báo – đài.
Với đa dạng vị trí việc làm như vừa nêu thì mức lương quy định cho các vị trí này cũng rất đa dạng. Tùy theo từng vị trí với mức độ khác nhau sẽ có mức lương khác nhau. Có những đơn vị còn căn cứ vào bằng cấp, kinh nghiệm, khả năng của người lao động để phân chia các cấp bậc lương. Nói chung nếu muốn có một mức thu nhập cao trong ngành nghề thuộc ngành giáo dục chính trị thì nhất định bạn phải có sự chuẩn bị tốt nhất về mọi phương diện từ kiến thức chuyên môn cho tới các kỹ năng nghề nghiệp.
7. Tố chất nào cần phải có của người học ngành Giáo dục chính trị?
Ngành nghề nào cũng cần có những yêu cầu nhất định trong công tác đào tạo. Khi đã quyết định theo đuổi học ngành giáo dục chính trị thì bạn cần phải đảm bảo bản thân có thể đáp ứng những yêu cầu về tố chất sau đây:
- Sự tinh tế, nhạy bén trong hoạt động chính trị
- Có bản lĩnh chính trị thật sự vững vàng
- Tư duy hoàn toàn sáng tạo và độc lập
- Có khả năng trình bày và khả năng thuyết trình các vấn đề
- Có khả năng phân tích và khả năng bình luận
Đến đây, có lẽ bạn đọc đã hiểu được rõ ràng về ngành giáo dục chính trị. Đây quả thực là một ngành học khá thú vị cho nên khả năng thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm rất lớn. Chằng những thế, cơ hội nghề nghiệp lớn, hấp dẫn, đa dạng của ngành cho phép người học dễ dàng tìm việc, dễ dàng chọn lựa cho những vị trí phù hợp với năng lực và niềm đam mê của bản thân. Hy vọng rằng những chia sẻ về ngành giáo dục chính trị trong bài viết này sẽ giúp ích hiệu quả cho các bạn.
Tham gia bình luận ngay!