[Hướng nghiệp] Ngành Quản lý văn hóa ra làm gì? Tương lai ra sao?

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2020-06-05 10:26:08

Ngành quản lý văn hóa là một trong những ngành nghề khá hot hiện nay, ngành này đang khiến cho khá nhiều bạn trẻ lưu tâm đến mỗi khi chọn ngành nghề. Chắc hẳn ngành này đang phải có sức hút nhất định đến các bạn trẻ. Hôm nay, hãy cùng topcvai.com tìm hiểu xem ngành quản lý văn hóa ra làm gì và cơ hội việc làm trong tương lai như thế nào nhé!

Tìm Việc Làm Quản Lý

1. Tổng hợp những thông tin cần thiết về ngành quản lý văn hóa

1.1. topcvai.com giúp bạn có cái nhìn sơ bộ về quản lý văn hóa

Văn hóa là một trong những khái niệm vô cùng rộng, nó được hiểu theo nhiều chiều hướng, nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người. Ở một góc độ nào đó thì người ta coi văn hóa như một giá trị vật chất và tinh thần, nó được con người sáng tạo và tích lũy trong đời sống hàng ngày thông qua quá trình tương tác giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Văn hóa chính là cái mà con người sáng tạo ra và cố gắng giữ gìn nó truyền nó từ đời này qua đời khác. Văn hóa thể hiện qua rất nhiều khía cạnh khác nhau như: nghệ thuật, âm nhạc, nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán,….

topcvai.com giúp bạn có cái nhìn sơ bộ về quản lý văn hóa
topcvai.com giúp bạn có cái nhìn sơ bộ về quản lý văn hóa

Văn hóa đã xuất hiện từ rất lâu trước đây, thế nhưng nó vẫn được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Được mọi người tiếp nhận và phát huy các giá trị văn hóa đó. Có thể nói, văn hóa là một cái gì đó không thể thiếu được đối với mỗi cuộc sống, mỗi con người chúng ta.

Có thể nói quản lý văn hóa là một trong những ngành xuất phát từ nhu cầu của con người và xã hội, là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ với những bước ngoặt lớn. Hiện nay, xã hội ngành càng phát triển mạnh mẽ, với sự hoạt động tổng hợp của văn hóa cùng với nhiều ngành nghề khác nhau, khiến cho hoạt động của văn hóa gặp khá nhiều rắc rối. Không những thế mà đối với các cá nhân, các doanh nghiệp cũng bắt đầu tham gia vào các hoạt động văn hóa sôi nổi hơn trước, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của con người. Tuy nhiên, với mặt tái của các hoạt động văn hóa, sự phức tạp của các hoạt động con người khiến cho ngành quản lý văn hóa ra đời và phát triển. Ngành này thể hiện vai trò và tầm quan trọng của mình trong việc quản lý hoạt động văn hóa nhằm đem lại những hiệu quả to lớn cho các hoạt động văn hóa.

Hay bạn có thể hiểu theo một cách đơn giản thì quản lý văn hóa chính là một ngành quản lý, giám sát, theo dõi, tạo liên kết,… cho các hoạt động văn hóa, các hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ để truyền tải những giá trị văn hóa đến con người một cách lành mạnh nhất.

Như vậy, hoạt động văn hóa nghệ thuật có những tác động vô cùng to lớn đến con người thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Để cho hoạt động này được diễn ra một cách tích cực nhất, truyền tải được những thông điệp tích cực nhất đến người xem thì quản lý văn hóa đang thật sự đóng một vai trò vô cùng to lớn.

1.2. Bạn hiểu ngành văn hóa như thế nào?

Bạn hiểu ngành văn hóa như thế nào?
Bạn hiểu ngành văn hóa như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, quản lý văn hóa vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, ngành quản lý văn hóa ra đời nhằm phục vụ cho những mục đích của quản lý văn hóa. Ngành quản lý văn hóa trong tiếng Anh còn được gọi là “Cultural Management Industry”. Đây là một trong những ngành đào tạo ra những bạn sinh viên có kiến thức cơ bản, có kỹ năng trong việc quản lý văn hóa. Bằng những kiến thức và kỹ năng mà các bạn có được trong suốt 4 năm đại học thì có thể vận dụng ngành này vào công tác quản lý hiệu quả rồi đó.

Đối với những bạn sinh viên theo học ngành quản lý văn hóa sẽ được trang bị một cách đầy đủ nhất từ kiến thức chuyên môn, các kỹ năng của ngành để phục vụ đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng tương lai. Với ngành quản lý văn hóa nói chung và với những bạn làm trong ngành này nói riêng. Không những bạn cần phải có khả năng mà còn phải có trách nhiệm với nghề, đó chính là cái tâm nghề nghiệp. Bởi văn hóa, nghệ thuật, các hoạt động văn hóa sẽ được truyền tải với tốc độ nhanh, độ lan truyền rộng, phủ sóng khắp nơi, nếu như hoạt động quản lý văn hóa không được tốt thì những thông điệp không lành mạnh sẽ được truyền tải đi khắp nơi. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng, chính vì vậy mà đối với mỗi người làm trong lĩnh vực này cần phải có trách nhiệm với công việc mà mình đảm nhận.

1.3. Học những gì trong ngành quản lý văn hóa

Bạn sẽ được học những gì trong ngành quản lý văn hóa, có thể nhiều bạn học sinh vẫn còn đang khá bỡ ngỡ về vấn đề này. Hầu hết khi các bạn tân sinh viên mới bước chân vào ngành đều muốn tìm hiểu xem ngành này học gì để các bạn chuẩn bị trước. Không để các bạn phải chờ đợi quá lâu, trong phần này chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc đó.

 Học những gì trong ngành quản lý văn hóa
 Học những gì trong ngành quản lý văn hóa

Khi tham gia vào ngành này, bạn cũng sẽ không quá bỡ ngỡ khi chân ướt chân ráo bước vào đâu nhé. Đầu tiên đương nhiên là bạn sẽ được làm quen với các môn đại cương, để tạo những hiểu biết đầu tiên nhất với ngành, giúp bạn biết được mình có phù hợp với công việc này hay không. Sau đó bạn sẽ được trang bị một hệ thống kiến thức chuyên ngành sâu hơn. Với các kiến thức nền tảng về cách tổ chức, cách điều hành hoạt động văn hóa,…không những thế, với mục tiêu chung về đào tạo của ngành còn giúp cho sinh viên có các kỹ năng về quản lý, sắp xếp, điều hành hoạt động văn hóa sao cho có hiệu quả.

Tuy nhiên, nhìn chung thì ngành quản lý văn hóa là một ngành còn khá mới ở nước ta, chính vì thế mà các hoạt động từ khâu đào tạo cần phải được bài bản nhất, cụ thể nhất để sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng ngay nhu cầu của xã hội lúc bấy giờ và có thể giúp cho sinh viên thích nghi tốt hơn với sự biến đổi của nhu cầu.

Như vậy, với những thông tin cơ bản mà chúng tôi cung cấp cho bạn về ngành quản lý văn hóa thì mong rằng bạn cũng đã có cái nhìn mới hơn, toàn diện hơn về ngành quản lý văn hóa.

Tham khảo ngay: Ngành Văn hóa học ra làm gì? Click để xem ngay những thông tin hữu ích nhất.

2. Học ngành quản lý văn hóa tương lai sẽ làm những công việc gì?

Học ngành quản lý văn hóa tương lai sẽ làm những công việc gì?
Học ngành quản lý văn hóa tương lai sẽ làm những công việc gì?

Có thể các bạn biết đến nhiều hơn với ngành IT, với các ngành liên quan đến kinh tế và thương mại bởi cơ hội việc làm luôn hấp dẫn, luôn tạo được nhiều cơ hội cho các bạn trẻ tham gia vào ngành này. Thế nhưng với sinh viên ngành quản lý văn hóa, các bạn vẫn đang có những triển vọng về việc làm vô cùng tốt trong tương lai.

Ngay sau khi các bạn tốt nghiệp và được cấp bằng cử nhân chuyên ngành quản lý văn hóa, các bạn có thể tham gia vào các vị trí công việc và môi trường như sau:

- Sau khi tốt nghiệp bạn có thể tham gia vào các cuộc phỏng vấn tuyển dụng nhân sự tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật của cả nước, của tư nhân, hay của các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài.

- Bạn có thể làm việc trong phòng và sở văn hóa, thể thao và du lịch, hay tại trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, tại quản lý lễ hội,…có tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật.

- Bạn cũng có thể làm việc cho các tổ chức tư nhân về hoạt động sự kiện, các công ty, doanh nghiệp về truyền thông, du lịch, các công ty có hoạt động vui chơi, giải trí,…

- Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản lý văn hóa thì bạn cũng có thể tham gia vào các công ty tổ chức sự kiện, các chương trình tổ chức nghệ thuật,…

Các môi trường làm việc đều rất năng động, phù hợp với tính cách của đa phần sinh viên mới ra trường muốn trải nghiệm và học tập. Tuy nhiên, để có thể tham gia vào các vị trí và môi trường như thế này thì bạn cần phải trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cho bản thân mình.

Ngành Xuất bản ra làm gì

Cơ hội việc làm trong tương lai rộng mở hơn với ngành quản lý văn hóa:

Cơ hội việc làm trong tương lai rộng mở hơn với ngành quản lý văn hóa
Cơ hội việc làm trong tương lai rộng mở hơn với ngành quản lý văn hóa

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành quản lý văn hóa đa phần phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội. Với sự hội nhập và phát triển của các chương trình văn hóa nghệ thuật ngày càng lớn. Với sự tăng cường đẩy mạnh hoạt động đầu tư của du lịch, lễ hội lên cao nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đẩy mạnh du lịch trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước. Chính nhu cầu này đã tạo điều kiện cho sinh viên ngành quản lý văn hóa có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn, thu nhập ổn định hơn. Với những bạn sinh viên mới tốt nghiệp khi tham gia vào công việc, nhìn chung các bạn sẽ có nhận được mức lương dao động từ 6 – 8 triệu đồng. Còn đối với những bạn đã có nhiều kinh nghiệm thì mức lương của các bạn sẽ cao hơn.

Đặc biệt, một tin khá vui cho các bạn, với nhu cầu tuyển dụng ngày càng nhiều của các tổ chức, doanh nghiệp, nhưng số lượng sinh viên theo học ngành này lại khá ít. Chính vì thế mà khi tham gia vào công cuộc tìm kiếm việc làm bạn sẽ gặp ít cạnh tranh hơn.

3. Những thông tin tuyển sinh ngành quản lý văn hóa bạn nên biết

3.1. Ngành quản lý văn hóa thi những khối gì?

Thông tin tuyển sinh đầu tiên mà có lẽ bạn cần biết đó chính là khối thi, tổ hợp môn xét tuyển ngành quản lý văn hóa. Với chuyên ngành quản lý văn hóa, có thể bạn chưa biết các tổ hợp môn thi vào ngành này khá đa dạng, phù hợp với sở trường của nhiều bạn học sinh. Các bạn có thể lựa chọn một tổ hợp môn phù hợp với mình, bao gồm:

 Ngành quản lý văn hóa thi những khối gì?
 Ngành quản lý văn hóa thi những khối gì?

- Tổ hợp môn A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)

- Tổ hợp môn A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)

- Tổ hợp môn C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)

- Tổ hợp môn C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)

- Tổ hợp môn D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)

- Tổ hợp môn D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)

- Tổ hợp môn D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

- Tổ hợp môn N00 (Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2)

- Tổ hợp môn N05 (Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu)

- Tổ hợp môn H00 (Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật)

- Tổ hợp môn R00 (Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí)

Riêng đối với những tổ hợp môn mà có môn năng khiếu thì trường đó sẽ tổ chức thi riêng với môn năng khiếu đó, còn với các môn khác thì vẫn xét dựa trên điểm thi trung học phổ thông quốc gia.

3.2. Các trường tuyển sinh và đào tạo ngành quản lý văn hóa

Các trường tuyển sinh và đào tạo ngành quản lý văn hóa
Các trường tuyển sinh và đào tạo ngành quản lý văn hóa

Học ngành quản lý văn hóa các bạn có thể theo học tại các trường như:

- Trường đại học văn hóa Hà Nội

- Trường đại học văn hóa Tp.HCM

- Trường đại học Vinh

- Trường đại học Đồng Tháp

- Trường đại học văn hóa nghệ thuật quân đội

- Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Tp.HCM

Đây là một trong những trường có tuyển sinh và đào tạo ngành quản lý văn hóa mà bạn có thể theo học, với chuyên ngành này. Điểm chuẩn của ngành này cũng không quá cao, chỉ dao động từ 14 – 20 điểm tùy thuộc vào từng tổ hợp môn và từng trường khác nhau.

Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp: Ngành quản lý nhà nước ra làm gì?

4. Những yếu tố không thể thiếu nếu như bạn muốn theo đuổi ngành này

Đối với những người làm quản lý văn hóa, bạn cần phải đáp ứng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn với ngành này, tuy nhiên liệu chỉ có thể thôi đã đủ hay chưa? Ngoài các vấn đề đó ra thì các bạn còn phải  đáp ứng điều gì nữa?

4.1. Về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp

Về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp
Về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp

- Đối với ngành quản lý văn hóa, nó không đơn giản là bạn ngồi chỉ tay năm ngón, mà bạn còn phải là một người yêu nghề, chịu khó tìm hiểu các giá trị văn hóa, có tinh thần ham học hỏi và có trách nhiệm trong công việc.

- Có quan điểm rõ ràng, có thái độ làm việc nghiêm túc và cách làm việc khoa học

- Bạn còn cần phải có ý thức, trách nhiệm học tập và áp dụng các đường lối văn hóa của đảng.

- Có văn hóa trong giao tiếp, ứng xm có thái độ sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp.

4.2. Những kiến thức cần phải có với ngành này

- Bạn cần phải có kiến thức chung về văn hóa và xã hội, có kiến thức cơ sở ngành và kiến thức về quản lý xã hội.

- Bạn còn cần phải có năng lực quản lý các hoạt động văn hóa, có hiểu biết cơ bản về các loại hình nghệ thuật khác nhau.

Như vậy, bạn cần phải trang bị cho mình khối lượng kiến thức chuyên môn vô cùng tốt và kiến thức về các lĩnh vực khác nữa.

4.3. Những kỹ năng cần thiết với ngành này

- Bạn cần phải có kỹ năng lập và lên kế hoạch, có khả năng giám sát, theo dõi các hoạt động văn hóa

- Bạn cần có kỹ năng quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa khác nhau, các hoạt động văn hóa tập thể và địa phương.

4.4. Những tố chất để bạn theo đuổi ngành quản lý văn hóa tốt hơn

Những tố chất để bạn theo đuổi ngành quản lý văn hóa tốt hơn
Những tố chất để bạn theo đuổi ngành quản lý văn hóa tốt hơn

Đối với mỗi một ngành nghề khác nhau, có lẽ điều mà chúng ta vẫn luôn mong muốn chính là thành công trong chính nghề đó. Với ngành quản lý văn hóa này, một trong những yếu tố giúp bạn thúc đẩy quá trình làm việc, học tập tốt hơn bao gồm như sau:

- Có một niềm đam mê với văn hóa, luôn mong muốn và tìm hiểu các nền văn hóa, hoạt động văn hóa khác nhau.

- Có khă năng quản lý tốt để đảm nhận công việc

- Có khả năng làm việc nhóm một cách linh hoạt

- Có tính sáng tạo trong công việc

- Có trách nhiệm và tinh thần học hỏi với nghề

- Luôn có tinh thần học hỏi người khác

- Có khả năng chịu được áp lực công việc với cường độ lớn

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trong bài viết trên đây, mong rằng nó sẽ hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn trường và ngành để theo đuổi. Đối với mỗi ngành nghề khi bạn quyết định chọn nó thì hãy có trách nhiệm với nó nhé. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
img_comment

Quỳnh Bùi

9:22 am 27-11-2021

Bài viết hay và hữu ích lắm ạ. Em cảm ơn ạ.

img_reply

Admin

1:29 pm 27-11-2021

cảm ơn bạn nha :333

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: