Giải đáp thắc mắc về ngành tài chính và những vấn đề xoay quanh

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-06-19 16:25:51

Ngành tài chính là một ngành học vô cùng hot hiện nay, được nhiều bạn trẻ theo đuổi bởi tiềm năng công việc vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của ngành tài chính là gì, ngành tài chính là làm gì và học tài chính ra làm những công việc như thế nào. Bài viết dưới đây là câu trả lời cho tất cả những thắc mắc bên trên.

1. Giải đáp định nghĩa “Ngành tài chính là gì?”

Hiện nay ở các trường đại học và cao đẳng lớn lượt thí sinh nộp đơn vào các ngành học về tài chính là rất lớn, chứng minh được độ hot của ngành nghề này là rất cao. Vậy ngành tài chính là gì mà được nhiều bạn trẻ theo đuổi đến vậy?

Ngành tài chính là gì?
Ngành tài chính là gì?

Tài chính được định nghĩa một cách đơn giản là một ngành học về tiền và cơ chế hoạt động, lưu thông của tiền. Chúng ta ai cũng biết tiền là một công cụ giúp con người trao đổi hàng hóa và có một tính thanh khoản cao. Xã hội ngày một phát triển, tầm quan trọng của đồng tiền ngày một rõ ràng và vai trò của nó cũng ngày một phức tạp, con người ra sức làm việc để tạo ra tiền bạc và đau đầu suy nghĩ làm cách nào để đồng tiền được sử dụng và lưu thông một cách tạo ra nhiều lợi nhuận nhất. Từ đây định nghĩa “ngành tài chính” ra đời.

Ngành tài chính sẽ giúp chúng ta đào sâu về tiền và hoạt động của tiền trong nền kinh tế. Khi học về tài chính bạn sẽ được tiếp thu những kiến thức về dòng tiền, ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, vay nợ, lãi,… và nhiều lĩnh vực khác.

Giải đáp định nghĩa ngành tài chính
Giải đáp định nghĩa ngành tài chính

Ngành tài chính được phân chia thành nhiều phân ngành nhỏ hơn. Ta có thể phân chia ngành tài chính thành các hệ thống tài chính (bao gồm tài chính công và tài chính doanh nghiệp) và các công cụ tài chính khác (bao gồm vốn và tài sản). Bên cạnh đó một cách phân chia ngành tài chính nữa cũng vô cùng phổ biến là phân chia thành 3 phân ngành: tài chính công, tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp.

Đọc thêm: Chi phí tài chính là gì ? Những nhân tố tác động đến chi phí tài chính

2. Tài chính làm những công việc gì?

Nhìn chung ngành tài chính là một ngành học vô cùng rộng và cơ hội việc làm cũng vô cùng rộng mở. Bạn có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước tại địa phương hoặc trung ương, các doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước, hệ thống ngân hàng rộng rãi trên toàn quốc, các tổ chức tín dụng, các công ty chứng khoán, công ty tài chính hoặc công ty bảo hiểm,… thuộc vào tất cả các lĩnh vực kinh tế.

Ví dụ khi lựa chọn làm việc tại các doanh nghiệp tài chính bạn có thể làm những công việc cụ thể như đọc báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ; lập kế hoạch cho chiến lược tài chính của doanh nghiệp và quản trị chiến lược tài chính của doanh nghiệp

Khi làm việc tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, bạn sẽ đảm đương những công việc như quản lí lưu chuyển tiền tệ, quản trị tín dụng, thẩm định hạn của tín dụng,…

Tài chính làm những công việc gì?
Tài chính làm những công việc gì?

Thêm vào đó nếu như bạn định hướng làm việc tại các tổ chức nhà nước thì bạn sẽ được trực tiếp đảm đương các công việc về tổ chức và quản lý ngân sách của nhà nước, quản lý tài sản chung,…

Bên cạnh đó khi làm việc ở các chuyên ngành như đầu tư hoặc tài chính quốc tế, bạn sẽ được tiếp xúc và làm việc với những công việc liên quan đến chứng khoán, bất động sản, đầu tư trong nước – quốc tế, và được tiếp xúc với các bộ luật đầu tư,…

Còn vô vàn những cơ hội việc làm rộng mở nếu bạn muốn theo đuổi ngành tài chính. Không những làm việc ở các lĩnh vực tài chính, bạn cũng có thể lấn thân sang những lĩnh vực kinh tế khác.

3. Những công việc trong ngành tài chính sau khi ra trường có thể theo đuổi

Chắc hẳn những bạn trẻ đang có định hướng theo đuổi ngành tài chính đều ít nhất một lần thắc mắc học tài chính sau khi ra trường sẽ  làm những công việc gì. Sau đây topcvai.com sẽ gợi ý một số công việc đặc thù trong ngành tài chính để bạn đọc tham khảo và có những định hướng rõ ràng hơn trong con đường của mình nhé.

3.1. Chuyên gia phân tích tài chính

Đây là một công việc đòi hỏi năng lực chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm nổi bật của bạn trong lĩnh vực tài chính. Sau khi đảm nhận công việc chuyên gia phân tích tài chính, bạn sẽ trực tiếp đảm nhận những công việc như phân tích, xây dựng, điều chỉnh nguồn tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, ngoài ra bạn cũng cần phải có khả năng dự đoán tài chính trong tương lai.

Bên cạnh đó một chuyên gia phân tích tài chính cũng phải chịu trách nhiệm trong việc đánh giá hiệu quả tài chính và đầu tư của công ty, có thể là những dự án về bất động sản, chứng khoán,…

Chuyên gia phân tích tài chính
Chuyên gia phân tích tài chính

Bạn cũng phải đánh giá được tính khả thi của dự án kinh doanh và đầu tư, xây dựng hướng đi phù hợp sao cho doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận; đánh giá được sự biến đổi của thị trường, chạy FS, đề xuất các dự án đầu tư tốt; làm việc cùng các bộ phận khác để cơ cấu ngân sách và dòng tiền sao cho hợp lý với dự án đồng thời trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán với khách hàng, đối tác.

Với vị trí một chuyên gia tư vấn tài chính, mức lương bạn nhận được có thể giao động từ 25 – 35 triệu VNĐ/ tháng hoặc hơn tùy thuộc vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của bạn.

Xem thêm: Danh sách việc làm tài chính mức lương hấp dẫn

3.2. Chuyên gia môi giới chứng khoán

Với công việc chuyên gia môi giới chứng khoán, đòi hỏi ở bạn sự am hiểu về chứng khoán cũng như có kiến thức nhất định về sàn chứng khoán cũng như cơ chế tài chính của th trường. Khi làm môi giới chứng khoán, bạn sẽ chịu trách nhiệm tư vấn cho khách hàng về cách đầu tư cũng như dự đoán, nhận định về thị trường.

Bên cạnh đó bạn phải duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng và phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng, tìm kiếm khách hàng mới, duy trì và phát triển những khách hàng cũ, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bạn cũng phải thực hiện các nghiệp vụ môi giới chứng khoán một cách chuyên nghiệp, chăm sóc các khách hàng, quản lý tài khoản khách hàng và gợi ý, xây dựng các danh mục đầu tư chi tiết; liên tục cập nhật và cung cấp những biến đổi về thị trường chứng khoán cho khách hàng.

Đọc thêm: Tìm hiểu thông tin và vai trò của kế toán tài chính

3.3. Nhân viên tín dụng

Khi làm việc trong bộ phận tín dụng, bạn sẽ là cầu nối giữa ngân hàng và các khách hàng có nhu cầu vay vốn. Chính vì thế bạn sẽ làm những công việc như tư vấn vay vốn cho khách hàng, thực hiện các thủ tục giao dịch, kiểm tra nguồn vốn ở ngân hàng, kê khai giao dịch, kiểm soát dòng tiền sao cho các nguồn cho vay thật cân đối và đảm bảo nguồn tiền luôn có sẵn.

Nhân viên tín dụng
Nhân viên tín dụng

Một nhân viên tín dụng sẽ có mức lương giao động 8 - 15 triệu đồng hoặc hơn phụ thuộc nhiều vào năng lực cũng như kinh nghiệm của người nhân viên.

3.4. Kế toán tổng hợp

Đối với công việc kế toán tổng hợp bạn phải đảm nhiệm những công việc như lập báo cáo tài chính theo từng kỳ, quyết toán các loại thuế doanh nghiệp, cá nhân và đối chiếu; bên cạnh đó phải lưu trữ các tài liệu kế toán và đảm bảo sự nội bộ.

Kế toán nội bộ cũng chịu trách nhiệm tham mưu cho các ban giám đốc trong những chiến lược tài chính, phân tích tình hình thị trường – tài chính của Công ty và quản lý ngân sách cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó bạn cũng phải có khả năng lập kế hoạch và tổ chức hệ thống kế toán cho toàn bộ công ty, kiểm tra và kiểm soát các bút toán phát sinh thêm hằng ngày và phân bổ ngân sách cho toàn bộ hệ thống tài chính công ty

Đọc thêm: Bản mô tả công việc của chuyên viên tài chính đầy đủ, chi tiết nhất

4. Học tài chính ra trường làm việc ở đâu

Nhiều bạn sinh viên chắc hẳn chưa có định hướng riêng cho bản thân về một tổ chức hoặc doanh nghiệp bản thân có thể theo đuổi và làm việc đúng không nào? Đừng lo vì topcvai.com sẽ gợi ý cho bạn một số tổ chức bạn có thể theo đuổi và làm việc sau đây

Bạn có thể làm việc tại các ngân hàng thương mại lớn trong và ngoài nước, các công ty về chứng khoán, các cơ quan nhà nước về tài chính, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính,…

Học tài chính ra trường làm việc ở đâu
Học tài chính ra trường làm việc ở đâu

Bên cạnh đó bạn cũng có thể làm việc tại các công ty bảo hiểm, cục thuế và hải quan, các công ty bất động sản, công ty về chứng khoán; bạn cũng có thể làm việc như một nhân viên kinh doanh tại các công ty thương mại và nhiều lĩnh vực khác

Khi đã dày dặn kinh nghiệm tài chính thực chiến bạn có thể làm giảng viên chuyên nghiệp cho các trường đại học, cao đẳng về lĩnh vực tài chính

Trên đây là giải đáp thắc mắc về ngành tài chính cũng như những định nghĩa liên quan, gợi ý một số ngành nghề trong lĩnh vực tài chính. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết bạn đọc có thể định hướng cho mình một công việc để có những bước đi thật vững chắc trong tương lai.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: