1. Những thông tin cần biết về ngành truyền thông quốc tế
1.1. Trả lời cầu hỏi Ngành truyền thông quốc tế là gì?
Ngành truyền thông quốc tế (International Communicatio) ngoài tên gọi là ngành truyền thông quốc tế thì bạn cũng có thể gọi nó với cái tên là truyền thông toàn cầu, truyền thông xuyên quốc gia.
Như tên gọi của nganh thì ngành này là truyền thông, đưa những thông tin hình ảnh đến với bạn bè quốc tế, bằng nhiều hình thức khác nhau.
1.2. Ngành này đào tạo có mục tiêu gì?
Khi tham gia học tập ngành này các trường đại học, cao đẳng đào tạo ra những người cán bộ, chuyển viện có kiến thức và kỹ năng để đảm nhận những công việc về thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, hoạt động báo chí…Ngoài những kiến thức về chuyên môn thì sinh viên còn được đào tạo những kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp và đặc biệt là rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng các ngôn ngữ khác.
Với mục đích và mong muốn trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng một cách bài bản nhất để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển làm việc được nhiều vị trí khác nhau. Đây là ngành có tiềm năng phát triển trong thời gian tới vậy nên những thông tin về tổ hợp môn thi, điểm thi, danh sách trường đào tạo được rất nhiều bạn trẻ săn lùng. Dưới đây là những thông tin bạn cần biết trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển.
Đọc thêm: Ngành Quan hệ quốc tế ra làm gì? Những cơ hội tiềm năng tương lai?
2. Những thông tin cần biết khi đăng ký thi tuyển vào ngành
Để chắc chắn cơ hội trúng tuyển và theo học ngành này thì trước khi có quyết định thi trường nào bạn cần phải tìm hiểu những thông tin cơ bản sau đây.
2.1. Tổ hợp các môn thi
Mã ngành là: 7320107
Tổ hợp xét tuyển gồm
Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
Khối D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
Khối D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
Khối D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
Khối D72: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Với những bạn sinh viên có lợi thế về ngoại ngữ thì lựa chọn ngành truyền thông quốc tế là một lợi thế. Bạn vừa được nâng cao trình độ ngoại ngữ mà theo ngành này sau khi tốt nghiệp những công việc bạn làm cũng sử dụng nhiều.
2.2. Danh sách các trường đại học có đào tạo
Hiện nay ngày này mới có hai trường đại học đào tạo đó chính là trường Học viện báo chí và tuyên truyền, trường học viện ngoại giao. Đây là hai trường đại học đang thực hiện đào tạo ngành này với chất lượng đào tạo được đánh giá khá cao. Bạn có thể tham khảo điểm sàn vào ngành của các trường để lựa chọn.
2.3. Điểm chuẩn vào ngành
Việc tìm hiểu điểm chuẩn vào ngành của các trường đại học rất quan trọng, nó giúp bạn biết được khả năng của mình đến đâu. Từ điểm chuẩn sẽ giúp bạn lựa chọn được trường phù hợp với năng lực bản thân. Dưới đây là điểm chuẩn ngành truyền thông quốc tế theo số liệu thống kê năm 2018 bạn có thể tham khảo để có được những lựa chọn đúng cho mình.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Xét theo kỳ thi THPT Quốc gia:
Khối D01, khối R24, khối D72 trường lấy điểm sàn là: 27.25 điểm
Khối R25: 28 điểm
Khối R26: 28.25 điểm
Khối D78: 28.75 điểm
Bên cạnh việc xét theo kỳ thi THPT thì trường cũng có tổ chức xét học bạ với điểm xét học là là: 8.90 điểm
Học viện Ngoại giao: Trường không tổ chức xét học bạ mà dựa vào kết quả của kỳ thi THPT để xét tuyển:
Khối A01, khối D01, khối D03: có điểm là 23,4 điểm
2.4. Sinh viên nên chọn thi trường nào?
Khác với những ngành khác là có nhiều trường đại học ở khắp cả nước với ngành này hiện nay mới có hai trường đại học đào tạo và đều nằm trên địa bàn Hà Nội. Chính vì vậy nếu bạn muốn tham gia học tập thì phải lựa chọn một trong hai trường. Về chất lượng cả hai trường đều được đánh giá là có chất lượng tốt.
Bên cạnh chất lượng đào tạo thì điểm xét tuyển vào ngành của hai trường cũng khác nhau. Theo kết quả xét tuyển năm 2018 thì trường học viện báo chí và tuyên truyền có điểm xét tuyển vào trường cao hơn và trường nay có xét cả học bạ.
Bạn có thể lựa chọn trường dựa trên khả năng, sự yêu thích để nộp hồ sơ ứng tuyển.
Nhưng vẫn có không ít những bạn trẻ còn hoang mang về vấn đề học xong ngành truyền thông quốc tế ra làm gì? Nội dung bên dưới sẽ cho bạn thấy được một số vị trí công việc bạn có thể ứng tuyển sau khi hoàn thành xong chương trình.
3. Ngành truyền thông quốc tế ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành nghề này
Với những bạn sinh viên có mong muốn làm việc trong những môi trường năng động, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, có nhiều thử thách thì công việc của ngành truyền thông quốc tế sẽ là một lựa chọn dành cho bạn. Bạn có thể ứng tuyển một số công việc sau đây.
Chuyên viên: Học truyền thông quốc tế bạn được đào tạo nhiều kiến thức và kỹ năng để bạn có thể hoàn thành và ứng tuyển những vị trí công việc như chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, tư vấn về truyền thông… Những ngành nghề này khá năng động, có nhu cầu tuyển dụng nhiều. Cùng với đó là những chế độ về đãi ngộ, chế độ lương thưởng hấp dẫn.
Chuyên viên truyền thông: Công việc đúng với ngành nghề được đào tạo, với công việc này bạn có thể lập kế hoạch, sản xuất các tác phẩm báo chí, sáng tác những tác phẩm truyền thông… đây là công việc đòi hỏi nhiều về trình độ chuyên môn, yêu tiên những người có kinh nghiệm. Khi ứng tuyển vào vị trí này bạn được làm trong môi trường năng động, chuyên nghiệp.
Chuyên viên sáng tạo nội dung: Bạn có thể ứng tuyển tại các đài truyền hình, ứng tuyển vào vị trí nhân viên marketing để phụ trách việc sáng tạo nội dung. Với vị trí công việc này đòi hỏi người làm phải sáng tạo, thông minh và năng động điều này sẽ giúp bạn tạo ra được những sản phẩm chất lượng.
Phóng viên: Bạn có thể ứng tuyển tại các tạp chí, các cơ quan truyền thông, các đài phát thanh và đài truyền hình trong cả nước. Đây là một trong những công việc được nhiều người mơ ước. Với công việc này bạn có rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân, được làm việc trong môi trường tự do năng động và quan trọng làm phóng viên bạn được đi nhiều nơi, tham gia nhiều môi trường bổ ích.
Còn rất nhiều vị trí công việc khác bạn có thể ứng tuyển. Với những người có kinh nghiệm, có kiến thức, thông minh sáng tạo thì việc làm trong ngành nghề này luôn rộng mở, bạn có thể ứng tuyển vào rất nhiều vị trí công việc mà hiện nay đang có nhu cầu tuyển dụng rất nhiều như quản lý nhãn hàng, giám đốc truyền thông, giám đốc đối ngoại, quản lý khách hàng, quản lý quan hệ công chúng... tại các công ty, doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước. Đây đều là những vị trí công việc được nhiều người đặt mục tiêu để phấn đấu đạt được.
Xem ngay: Học Truyền thông ra làm gì? Click để xem câu trả lời ngay.
4. Mức lương của ngành truyền thông quốc tế là bao nhiêu?
Tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng quyết định việc người đó có theo nghề hay không. Nếu bạn làm một công việc mà tiền lương không đủ chi tiêu cuộc sống của mình thì sớm hay muốn bạn cũng sẽ từ bỏ công việc đó. Vậy học xong ngành truyền thông quốc tế sau khi ra trường thì mức lương như thế nào sẽ được giải đáp ở thông tin bên dưới.
Mức lương cho sinh viên mới ra trường theo ngày này dao động từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng, tùy theo từng vị trí công việc.
Với những người có kinh nghiệm lên chức quản lý thì mức lương dao động trong khoảng 15 đến 20 triệu đồng.
Còn đối với những người giám đốc thì mức lương được hưởng theo phần trăm hoa hồng.
Có thể nói sau khi tốt nghiệp ngành này bạn có được rất nhiều cơ hội việc làm với những mức lương rất hấp dẫn. Chắc hẳn điều này đã thu hút được rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngành nghề này. Vậy làm thế nào để biết được bản thân mình có phù hợp với ngành nghề công việc này không. Hãy cùng tham khảo nội dung bên dưới đây.
Tham khảo: [Định hướng nghề nghiệp] Ngành truyền thông đa phương tiện ra làm gì?
5. Những tố chất cần có khi theo học ngành này
Để quá trình theo học và làm việc được thuận lợi thì trước khi theo học và lựa chọn một công việc nào đó bạn cần phải xem xét những vấn đề về kỹ năng, tố chất xem mình có phù hợp với ngành nghề đó không. Dưới đây là những tố chất cần có phù hợp với ngành truyền thông quốc tế.
Đầu tiên bạn cần phải có đam mê và yêu thích với ngành, điều này sẽ giúp bạn vượt qua được những khó khăn trong quá trình làm việc.
- Có kỹ năng phân tích và tổng hợp tin tức quốc tế tốt.
- Có kỹ năng tổ chức sự kiện, truyền thông đối ngoại và quảng bá.
- Có kỹ năng về ngoại ngữ, giao tiếp tiếng anh tốt
- Có khả năng làm việc độc lập, đầu óc sáng tạo, nhanh nhạy trong các vấn đề
- Là người có khả năng thiết kế sáng tạo những sản phẩm truyền thông,
- Có tư duy phản biện tốt.
- Có khả năng quản ký, chủ trì, thiết kế chương trình
- Đặc biệt là thành thạo tin học văn phòng, thành thạo công nghệ sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn.
6. Tìm kiếm việc làm ngành này ở đâu?
Như những phân tích ở trên chúng ta thấy được sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông quốc tế có rất nhiều vị trí công việc có thể ứng tuyển. Nhưng bạn tìm kiếm những thông tin tuyển dụng đó ở đâu thì không phải bạn sinh viên trẻ nào ra trường cũng biết cách tìm kiếm. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề tìm kiếm việc làm thì hãy làm theo hướng dẫn này nhé.
Hiện nay thời đại công nghệ 4.0 vấn đề tìm kiếm việc làm đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm ở bất kỳ đâu chỉ qua một thiết bị thông minh có kết nối mạng. Bằng cách truy cập vào topcvai.com đây là trang tuyển dụng uy tín hiện nay.
Với số lượng tin tuyển dụng và lượt truy cập tìm kiếm việc làm là rất nhiều. Sau khi truy cập bạn làm theo hướng dẫn chỉ sau vài phút điện những thông tin cần thiết là bạn đã có ngay rất nhiều thông tin tuyển dụng. Từ những thông tin tuyển dụng đó bạn lựa chọn cho mình một tin tuyển dụng phù hợp và nộp hồ sơ ứng tuyển.
Để chắc chắn hồ sơ xin việc của bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn cần phải chuẩn bị những mẫu CV xin việc thật chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo trên các trang, lựa chọn một mẫu phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Tải về và sử dụng. Với cách làm đơn giản bạn có ngay những mẫu CV xin việc chuyên nghiệp.
Ngoài ra trên trang còn có rất nhiều bài viết chia sẻ về những thông tin giúp cho việc lựa chọn trường và ngành thi cho các bạn trẻ, bạn có thể tham khảo.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn được nhiều thông tin bổ ích về ngành truyền thông quốc tế ra làm gì để có những lựa chọn và quyết định đúng cho công việc tương lai của mình.
Tham gia bình luận ngay!