1. Sales là gì?
1.1. Định nghĩa về Sales
Sales bắt nguồn từ chữ Sale trong tiếng Anh dịch ra tiếng Việt có nghĩa là bán ( trong mua bán ). Có thể suy ra bản chất của Sales chính là nhân viên bán hàng – nhân viên kinh doanh - đây được coi là vị trí việc làm không thể thiếu trong bất kì hoạt động kinh doanh nào. Ngoài yếu tố nhu cầu từ phía người mua, để sản phẩm/dịch vụ đến được tay người tiêu dùng thì doanh nghiệp cũng cần chủ động giới thiệu thông tin, giá trị của sản phẩm đó đến khách hàng.
Như vậy, công việc chính của nhân viên sales là bán sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng có nhu cầu. Người làm sales sẽ phải hiểu được các mong muốn nhu cầu từ phía khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp mà doanh nghiệp đó cung cấp.Ngoài ra, người làm sales còn cần phải chủ động đi kiếm khách hàng mới tăng doanh số bán hàng, doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu bạn làm Telesales sẽ chỉ cần tập trung gọi điện chốt đơn với những khách hàng phòng marketing cung cấp.
Đặc trưng của nghề này là bạn sẽ được coi là bộ mặt của công ty, nhân tố đầu tiên tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng, tư vấn và thuyết phục họ mua hàng. Nếu khách hàng không hài lòng với nhân viên tư vấn bán hàng thì dù cho sản phẩm/dịch vụ có tốt đi chăng nữa họ cũng sẽ không mua. Có thể nói nhân viên kinh doanh có vai trò quang trọng trong việc thúc đẩy doanh thu cho công ty. Vì thế, các công ty thường chú trọng đầu tư vào việc đào tạo nhân viên kinh doanh.
Nghề sales khá vất vả, thu nhập của bạn tỷ lệ thuận với doanh số bán ra vì thế bạn sẽ phải nỗ lực không ngừng – làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Nếu không bán được hàng, bạn sẽ có nguy cơ bị đào thải khỏi doanh nghiệp. Để làm việc sales tốt, bạn cần có nhiều kĩ năng để thuyết phục khách hàng. Các kỹ năng đó có thể dần được trau dồi trong quá trình làm việc tuy nhiên những yếu tố quyết định giúp bạn thành công trong nghề sales chính là khao khát thành công, cái nhìn tích cực và tinh thần trách nhiệm.
Tham khảo: Việc làm nhân viên kinh doanh
1.2. Các khái niệm liên quan đến sales
Sau khi đã hiểu được bản chất của sales, hiểu được sales là gì, chúng ta cùng tìm hiểu những thuật ngữ liên quan mật thiết đến nghề này:
- Telesales là một hình thức bán hàng nhưng thông qua điện thoại, nhân viên telesales có nhiệm vụ gọi điện cho khách hàng giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ của công ty qua đó thuyết phục họ mua hàng. Số điện thoại sẽ do bộ phận marketing cung cấp.
- Quản lý sales là người tạo ra và quản lý một quy trình bán hàng thích hợp nhất sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Những nhân viên sales sẽ theo quy trình đó mà làm. Một quy trình được đánh giá là tốt khi nó chuyển đổi được cơ hội bán hàng từ tiếp xúc ban đầu đến ký kết mua bán. Trách nhiệm của quản lý sales cũng lớn hơn khi phải đảm bảo cho cả một quy trình bán hàng.
- Best seller là người bán hàng giỏi nhất. Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ tổng kết doanh số, người bán được nhiều hàng nhất sẽ được vinh danh làm best seller và hưởng thêm quyền lợi. Tương tự với best selling là để chỉ những sản phẩm bán chạy nhất và được ưa chuộng.
- Chốt sale là một khâu quan trọng trong quá trình bán hàng, nó và bước cuối cùng xác nhận việc bán hàng của bạn có thành công hay không. Sau khi giới thiệu và tư vấn sản phẩm một cách lưu loát đến khách hàng, bạn cần thôi thúc họ “mua ngay kẻo lỡ” để đạt được mục đích chốt sales.
- Nhân viên sale marketing có chung mục đích với nhân viên sales là thuyết phục khách và bán càng nhiều hàng càng tốt, thu về lợi nhuận cao. Tuy nhiên nhân viên sale marketing khác ở chỗ là họ làm về thị trường, tiếp thị bán hàng để tác động vào người tiêu dùng, tạo ra sức kéo. Ngoài ra họ còn phải lên kế hoạch phát triển bán hàng, tổng hợp các dữ liệu để định hướng bán hàng tốt hơn trong tương lai.
Xem thêm: Việc làm nhân viên sale marketing
2. Mô tả công việc của Sales
Sau khi hiểu được sales là gì và các khái niệm liên quan đến nó, chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu công việc cụ thể nhân viên sales phải làm là gì? Tuy vào môi trường làm việc sẽ có những nhiệm vụ khác nhau, nhìn chung nhân viên sales làm việc như nhân viên văn phòng nhưng phức tạp hơn.
- Đầu tiên và tiên quyết, nhân viên kinh doanh phải thuộc lòng tất cả thông tin, mẫu mã các sản phẩm, dịch vụ của công ty cung cấp. Phải am hiểu về sản phẩm thì mới có thể giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng một cách nhanh và chính xác được.
- Nếu bạn là nhân viên sales được giao nhiệm vụ trực ở các quầy hàng trưng bày sản phẩm thì bạn phải trực tiếp giới thiệu cũng như tư vấn giúp khách hàng chọn lựa. Việc làm này ngoài yêu cầu giao tiếp khéo léo, bạn còn cần phải thường xuyên túc trực, kiểm tra sản phẩm. nắm được quá trình tiêu thụ hàng hóa. Sau đó tổng kết, báo cáo với cấp trên đâu là mặt hàng được tiêu thụ mạnh, những ý kiến của người mua để có định hướng bán hàng tốt hơn trong tương lai.
- Cố gắng đạt được các KPI (chỉ tiêu công việc) mà doanh nghiệp đề ra.
- Luôn cập nhật thị trường, nghiên cứu thị hiếu của những đối tượng khách hàng công ty hướng tới, xem họ mong muốn sản phẩm gì để có những điều chỉnh phù hợp về chiến lược phát triển doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, khoanh vùng những nhóm người, đối tượng cụ thể và tìm cách liên hệ để giới thiệu sản phẩm tới họ.
- Đảm bảo các hoạt động thương lượng, báo giá, chốt đơn, thanh toán, giao hàng cho khách được diễn ra thuận lợi, xử lý những vấn đề phát sinh trong khâu trên.
- Ở một số nơi, nhân viên sales còn có nhiệm vụ gọi điện, viết email cho khách hàng để giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp. Đồng thời gặp mặt và tiếp xúc với khách hàng tiềm năng.
- Phối hợp tốt với các đồng nghiệp phòng ban khác để giúp khách hàng có những trải nghiệm mua hàng tốt nhất.
- Cuối ngày nhân viên bán hàng còn phải kiểm kê hàng hóa, nộp hóa đơn bán hàng hôm đó. Cụ thể là kiểm tra số lượng hàng hóa có thừa thiếu hay không, bổ sung thêm những mặt hàng còn ít hoặc đã hết, cuối cùng là tổng hợp làm báo cáo kinh doanh gửi cho cấp trên.
- Liên tục học hỏi, cải thiện các kỹ năng để nâng cao trình độ bản thân.
- Cuối cùng và quan trọng nhất là luôn làm khách hàng hài lòng, đáp ứng những yêu cầu của họ để thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ bền vững với họ. Khiến họ không chỉ đến mua một lần mà sẽ còn quay lại mua thêm những lần khác.
3. Những kỹ năng, đức tính cần có của nhân viên sales
Bán hàng nghe tưởng như đơn giản nhưng thực tế để bán hàng tốt đòi hỏi rất nhiều ở người bán từ những kỹ năng mềm đến tư duy sáng tạo kết hợp với sự thông minh và lòng kiên nhẫn. Sau đây là những tổng kết của topcvai.com về những kỹ năng, đức tính cần có của người làm sales:
3.1. Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Để chăm sóc tốt cho khách hàng bạn cần lưu ý những điều sau:
- Bạn phải luôn nhắc nhở bản thân “khách hàng là thượng đế” nắm được phương châm này bạn sẽ hướng được các hành động của mình sao cho phù hợp mà tránh được việc làm phật ý khách. Nếu bạn là người lạc quan, tích cực, vui vẻ sẽ rất phù hợp công việc này.
- Nhân viên sales phải có chuyên môn, am hiểu về sản phẩm. Người làm sales cơ bản là phải hiểu khách hàng cần gì và hiểu về sản phẩm mình sẽ bán.
- Biết lắng nghe, hiểu những điều khách muốn: đây là những lỹ năng cơ bản nhất trong việc bán hàng. Bạn phải hiểu khách hàng cần gì và muốn gì thì các bước tư vấn tiếp theo mới hiệu quả. Sau khi đã nắm bắt được tình hình nhân viên sales cần bán hàng dựa trên phản hồi của người mua. Ví dụ nếu họ đang lưỡng lự giữa các sản phẩm thì hãy hướng dẫn họ dùng thử, để họ không mất nhiều thời gian thì hãy hướng dẫn một cách nhanh gọn mà vẫn khiến họ thấy được giá trị của sản phẩm. Điều này cần sự thông minh, tinh ý và kinh nghiệm của người bán hàng.
- Một nhân viên sales giỏi là biết sử dụng tâm lý học để thu hút người tiêu dùng. Có một điều ngay từ khi tiếp xúc là bạn phải khẳng định mình sẽ không lấy nhiều thời gian của họ. Đa số khách hàng sẽ không kiên nhẫn đối với việc tiếp thị bán hàng vì thế bạn phải kiến họ chịu nghe bạn dù chỉ một chút, nếu hấp dẫn họ sẽ để bạn giới thiệu kỹ hơn. Nếu bạn kể được những câu chuyện hấp dẫn liên quan đến sản phẩm thì sẽ hiệu quả hơn. Để làm được điều này bạn cần có duyên nói chuyện, biết khi nào là đủ tránh làm người nghe mất kiên nhẫn.
Đọc thêm: Tuyệt chiêu phân tích tâm lý khách hàng
- Thiết lập được niềm tin với người mua là một việc làm quan trọng. Nếu bạn đem lại cảm giác đáng tin cậy, khách hàng sẽ muốn làm việc với bạn, tin tưởng những điều bạn nói hơn, tỷ lệ mua hàng sẽ cao hơn. Dù bây giờ họ không mua những sau này vẫn có cơ hội làm việc.
Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật chăm sóc khách hàng
3.2. Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
Một số lưu ý khi giao tiếp với khách hàng:
- Giao tiếp một cách ngắn gọn, rành mạch, trình bày những điểm nổi bật nhất của sản phẩm tránh lạc đề làm mất thời gian của người mua. Thực tế khách hàng đánh giá sản phẩm dựa trên cách thông tin được trình bày nhiều hơn bản thân thông tin đó. Ba đặc điểm quan trọng là số lượng thích hợp nhất cho việc giới thiệu sản phẩm.
- Luôn nở nụ cười, giọng nói truyền cảm, mạch lạc, tránh nói ngọng. Nếu bạn có giọng địa phương hay phát âm chưa chuẩn đều có thể luyện nói sao cho dễ nghe, đúng ngữ nghĩa. Mẹo ở đây là hạ tông giọng, nói nhẹ nhàng nhưng vẫn phải rõ lời khiến người nghe không chỉ hiểu mà còn gây thiệm cảm. Bởi phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên ngoại hình ưa nhìn luôn là lợi thế. Bạn có thể cải thiện thông qua cách ăn mặc chuyên nghiệp, lịch sự mà không cần quá bóng bẩy.
- Luôn thể hiện sự quan tâm giúp đỡ với khách hàng: đây không phải kỹ năng dễ thiếu thì sẽ khiến khách hàng thấy không được tôn trọng, thừa sẽ làm khách hàng không thoải mái. Hãy thể hiện một cách vừa đủ để khách hàng thấy được sự tận tâm trong công việc của bạn, từ đó gây ấn tượng tốt được với họ. Niềm nở chào hỏi, đề nghị giúp đỡ với họ, nếu họ muốn không gian riêng thì giữ khách cách vừa đủ để đảm bảo sẽ có mặt lúc họ cần.
Tìm hiểu thêm: Sales forecast là gì? Phương pháp giúp Sales forecast hiệu quả
3.3. Một số kỹ năng khác bổ trợ cho việc bán hàng
Ngoài những kỹ năng mềm trên, một nhân viên Sales hiện đại cần có:
- Kỹ năng viết, sáng tạo nội dung và sử dụng thành thạo tin học văn phòng: Để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi bạn cần phải có khả năng viết, bởi số lượng doanh số bán hàng thông qua email và tin nhắn là rất lớn. Có một số quy tắc như chỉ viết đủ ý, càng ít càng tốt; tránh viết theo mẫu chung khiến người đọc nghĩ là tin nhắn rác; cố gắng cá nhân hóa thông tin khách hàng giúp việc giới thiệu đánh trúng tâm lý của họ; định dạng văn bản các đề mục để người đọc dễ dàng nắm bắt các ý chính; nhớ để lại các liên hệ để có thể tiến hành các bước giao dịch tiếp theo,…
- Sử dụng công nghệ để tăng năng suất làm việc: theo thống kê về hiệu suất bán hàng được nghiên cứu gần đây, nhân viên sales chỉ thực sự dành được khoảng 40% thời gian để bán hàng, như vậy là có rất nhiều thời gian lãng phí. Vì thế nhiều tổ chức, đơn vị kinh doanh đang áp dụng công nghệ vào quy trình bán hàng giúp tiết kiệm thời gian mà lại hiệu quả. Nhân viên bán hàng sẽ phải học cách làm quen và sử dụng chúng.
Ngoài ra làm nghề sales bạn cần phải học cách chịu áp lực, linh hoạt trong giờ giấc làm việc, với khung giờ làm khác nhau. Đặc biệt, làm nhân viên kinh doanh bạn phải có sự kiên trì, không phải ai cũng sẽ trở thành khách hàng của bạn. Tuy nhiên đừng nản lòng mà hãy cố gắng theo đuổi đến cùng! Mong rằng bài viết của topcvai.com đã giúp bạn hiểu được Sales là gì? và có được cái nhìn tổng quát nhất về nghề này.
Tham gia bình luận ngay!