Xuất khẩu là gì? Vai trò của đối với nền kinh tế hiện nay

Icon Author Ngọc Lam

Ngày đăng: 2024-06-21 08:15:17

Xuất khẩu đang ngày càng diễn ra phổ biến ở nhiều nước. Hiện nay nó đang ngày càng phát triển và đem lại một khoản thu không nhỏ có đất nước, doanh nghiệp. Vậy chính xác xuất khẩu là gì? Chúng ta cũng tìm hiểu nhé.

Việc Làm Xuất Nhập Khẩu

1. Xuất khẩu là gì? Khái niệm chi tiết nhất

Xuất khẩu là hình thức đã xuất hiện từ rất lâu và hầu như đều tồn tại ở khắp các nước. Dù ít hay nhiều thì nước nào cũng tồn tại các hình thức xuất khẩu. Xuất khẩu được hiểu nôm na là bán hàng hóa và dịch vụ trong nước đi ra nước ngoài thu về lợi nhuận. Có thể được thanh toán bằng một trong hai đơn vị tiền tệ của hai bên giao dịch. Hoặc là trao đổi tương đương bằng hàng hóa theo yêu cầu hợp đồng của hai bên.

Nói chung là cứ cái gì trong nước được xuất ra nước ngoài mà có thu lợi nhuận về thù được gọi chung lại là xuất khẩu.

Xuất khẩu không chỉ dừng lại ở lĩnh vực hàng hóa mà còn có trong các lĩnh vực như dịch vụ, bản quyền,... Như dịch vụ internet, bản quyền nhãn hàng,... Những mặt hàng này ty không nhìn thấy nhưng nó cũng nằm trong các mặt hàng xuất khẩu.

Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của các nước nên rất được chú trọng để phát triển. Có những nước các mặt hàng xuất khẩu chiếm gần hơn một nửa để cho thấy được vai trò quan trọng của xuất khẩu lớn như thế nào.

Tìm hiểu thêm: Ngoại thương là gì?

2. Các hình thức của xuất khẩu

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ và thông tin liên lạc, giao thông đi lại,... xuất khẩu đã không còn là trở ngại quá lớn nữa mà nó đang ngày càng đa dạng, phong phú với các hình thức chủ yếu như sau:

2.1. Xuất khẩu trực tiếp

Đây là một hình thức xuất khẩu truyền thống và tồn tại lâu nhất cho đến tận bây giờ. Đúng với tên của nó thì hình thức này là sự trao đổi trực tiếp giữa hai bên mua và bán, không thông qua bất cứ một bên trung gian nào cả. Hai bên tiến hành giao dịch hàng hóa dựa trên hợp đồng được soạn từ trước.

Bên sản xuất có thể trực tiếp sản xuất sản phẩm để giao hoặc có thể thu mua ở các đơn vị sản xuất khác nhưng phải đảm bảo được chất lượng được thỏa thuận từ trước.

Hình thức xuất khẩu này vẫn đang phát triển và trong đó có Việt Nam. Điển hình như xuất khẩu nông sản, Việt Nam vẫn sử dụng hình thức xuất khẩu này để giao dịch chuyển đổi.

Tuy đã truyền thống nhưng nó đảm bảo chắc chắn được quyền lợi cũng như chất lượng hợp đồng, rủi ro rất thấp.

Những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng
Những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng

2.2. Xuất khẩu ủy thác (xuất khẩu gián tiếp)

Với hình thức xuất khẩu này, một tổ chức sẽ đứng ra làm cầu nối giữa hai bên mua và bán đảm bảo quyền lợi và những yêu cầu của hai bên đều được thực hiện đầy đủ và được trích lợi nhuận % tương đương. Bên trung gian sẽ đứng ra ký kết hợp đồng và làm việc trực tiếp với đối tác nước ngoài thay cho tổ chức trong nước, đồng thời cũng có nhiệm vụ đảm bảo lượng hàng hóa và thời gian giao nhận hàng hóa, giải ngân của cả hai bên đúng thời hạn theo như hợp đồng.

Với hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là cả bên mua và bên bán đều không phải lo tìm kiếm khách hàng hay đối tác. Được đảm bảo về chất lượng cũng như vấn đề giải ngân thanh toán. Nhưng nó có một nhược điểm là sẽ không được đảm bảo tuyệt đối yếu tố an toàn và thụ động phụ thuộc vào bên trung gian. 

2.3. Buôn bán đối lưu

Đây là hình thức vừa xuất vừa nhập. Có nghĩa là một bên sẽ xuất đi những mặt hàng sẵn có để đổi về các mặt hàng cần thiết. Hình thức xuất khẩu này chỉ diễn ra khi cả hai có sự tương đồng giữa cho và nhận.

Cách hình thức của xuất khẩu
Cách hình thức của xuất khẩu

Ví dụ một nước đang cần than và một nước đang cần gạo và cả hai nước đều có cái mà nước kia cần. Nhận thấy cả hai nước có nhu cầu và đáp ứng có sự tương đồng thì các nước có thể trao đổi hàng hóa cho nhau.

Hình thức xuất khẩu này có thể là một đổi một nhưng cũng có thể có sự chênh lệch để đảm bảo tính công bằng cho mỗi nên. Than và gạo thì đương nhiên than sẽ phải đắt hơn rồi.

Để đánh giá được tính công bằng thì cả hai bên sẽ ngồi lại với nhau soạn thảo ra một hợp đồng chuyển đổi giá trị tương đương phù hợp với các loại mặt hàng như quy định bao nhiêu gạo thì đổi được bao nhiêu than hoặc ngược lại.

Tuy nhiên không chỉ có hình thức vật đổi vật mà các bên vẫn hoàn toàn có thể thanh toán một phần bằng ngoại tệ.

Gọi là xuất khẩu nhưng thực chất hình thức này để phục vụ nhu cầu thiết yếu trong nước. Có thể có lợi nhuận nhưng sẽ không nhiều.

2.4. Hình thức xuất khẩu theo nghị định thư

Hình thức này được đàm phán trực tiếp chính phủ của hai quốc gia về hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng. Sau đó sẽ giao cho tổ chức nhà nước tiến hành sản xuất, thu mua hay có thể là đấu thầu giao cho các doanh nghiệp tư nhân phụ trách.

Hình thức này đảm bảo là hợp đồng không có rủi ro vì được sự bảo lãnh của chính phủ nhưng việc đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất ra là phải hoàn toàn đạt yêu cầu vì đây ảnh hưởng đến bộ mặt quốc gia nên cần phải cân nhắc sức lực khi doanh nghiệp muốn nhận thầu các sản phẩm xuất khẩu này.

2.5. Gia công quốc tế

Đây có thể là hình thức khá là mới mẻ với nhiều người nhưng thực chất nó đã tồn tại từ rất lâu. Đó là bên đặt hợp đồng sẽ cung cấp nguyên liệu, thậm chí là máy móc cho bên sản xuất để họ tiến hành sản xuất các mặt hàng theo yêu cầu của bên khách hàng và xuất cho họ rồi thu tiền về gọi nôm na là tiền công được trả. Nhưng mặt hàng đã từ trong nước xuất ra nước ngoài thì đều được gọi là xuất khẩu rồi.

2.6. Xuất khẩu tại chỗ

Lợi nhuận đem lại từ xuất khẩu
Lợi nhuận đem lại từ xuất khẩu

Hình thức này chỉ xuất hiện ở trong các doanh nghiệp tập đoàn lớn. Họ muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài nhưng lại không muốn mất nhiều chi phí vận chuyển nên quyết định mang nguyên liệu, máy móc sang nước khác thuê nhân công và mặt bằng tiến hành gia công và sản xuất rồi tiêu thụ tại chính đất nước đó. Trình tự đó gọi chung lại là xuất khẩu tại chỗ.

Hình thức xuất khẩu này đã có ở rất nhiều các tập đoàn như Samsung, Apple,... Các ông lớn trong mảng điện tử đã áp dụng rất thành công hình thức này.

2.7. Tái xuất - Tái nhập

Đây cũng là một hình thức đã phổ biến từ rất lâu nhưng ít người quan tâm đến. Đó chính là hình thức mà một đất nước hay một doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu các mặt hàng còn thô sơ hoặc dưới dạng nguyên liệu. Xong về chế biến, sản xuất thành phẩm hoặc nâng cao giá trị của nó lên rồi tiếp tục xuất ra nước ngoài với giá thành cao hơn. Đó là một sự tính toán không khéo và thu lại lợi nhuận rất cao.

Ví dụ là bạn mua gạo về và biến tấu nó thành những cái bánh thơm ngon rồi bán lại cho những người khác với giá cao hơn giá gạo. Đó gọi là tái xuất - tái nhập.

Trên đây là những hình thức xuất khẩu tiêu biểu và phổ biến hiện nay. Mỗi hình thức lại có điểm mạnh và điểm yếu riêng nhưng nó đều đem lại lợi nhuận cho các bên giao dịch.

Tham khảo: Phi mậu dịch là gì?

3. Vai trò của xuất khẩu

Đất nước lớn mạnh nhờ xuất khẩu
Đất nước lớn mạnh nhờ xuất khẩu

Xuất khẩu đóng một vai trò cực kỳ quan trong đối với nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung. Người ta nói nhìn vào một nước biết giàu hay không là nhìn ở các mặt hàng xuất khẩu của họ. Điều đó chứng tỏ xuất khẩu có những vai trò thiết yếu. Vậy những vai trò cụ thể đó là:

+ Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu: Không thể phủ nhận là xuất khẩu dù ít hay nhiều thì nó cũng mang lại lợi nhuận. Vì thế đây là nguồn tích chữ có thể coi là để vốn cho sự xoay vòng tiếp theo. Nhập khẩu những nguyên liệu hay mặt hàng cần thiết.

+ Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Khi một đất nước cho tỷ lệ hàng xuất khẩu cao thì một kết quả tất yếu là cơ cấu kinh tế sẽ được thay đổi từ tự cung tự cấp lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu. Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu cho sự chuyển dịch này. Chúng ta đã ngày càng chuyển dịch sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Giải quyết công ăn việc làm: Xuất khẩu thì cần một nguồn nhân công rất lớn vì số lượng hàng hóa thường rất lớn. Đó là cơ sở để cải thiện đời sống nhân dân tốt hơn. Cho họ một công ăn việc làm ổn định. Một cuộc sống đầy đầy hơn.

+ Mở rộng và thúc đẩy quan hệ quốc tế: Hiển nhiên một điều rằng bạn phải đi ra ngoài thì người khác mới biết bạn. Xuất khẩu không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn xây dựng được những mối quan hệ bền chặt với các đối tác bên ngoài. Đó là một yếu tố không thể thiếu trong phát triển quan hệ quốc tế.

+ Dự trữ ngoại tệ: Khi xuất khẩu thì thì thường được thanh toán bằng ngoại tệ tức là đồng tiền quốc tế như USD. Điều đó góp phần làm cho số lượng ngoại tệ tăng lên đáp ứng được nhu cầu khi cần đến.

Những vai trò chủ yếu của xuất khẩu
Những vai trò chủ yếu của xuất khẩu

Đó là những vai trò chủ yếu của xuất khẩu mà chúng ta có thể kể đến. Qua đây có thể thấy được nó chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cả đất nước, doanh nghiệp và cả đời sống nhân dân.

4. Một số cơ hội việc làm xuất nhập khẩu hiện nay

Về tiềm năng cũng như nhu cầu về nhân sự của vị trí công việc này cũng đã được nhắc và làm rõ khá nhiều ở phần nội dung trên rồi, Tuy nhiên để các bạn hiểu rõ hơn thì dưới đây sẽ là một vài cơ hội có thể phù hợp với bạn nếu như bạn có ý định theo đuổi việc làm ngành xuất nhập khẩu:

- Nhân viên kinh doanh (sale): việc làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh hãng tàu, forwarder

- Việc làm nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu – dịch vụ khách hàng (Docs – CS)

- Việc làm thu mua (Purchaser)

- Nhân viên Thanh toán Quốc Tế: thường tại các công ty lớn hoặc ở Ngân hàng

- Nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia

- Việc làm nhân viên hiện trường xuất nhập khẩu (Operations – Ops)

- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu & Logistics (Sale)

- Nhân viên hải quan

- Nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia

Trên đây là những chia sẻ thực tế về xuất khẩu là gì? Hy vọng đã mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn. Để biết thêm chi tiết các thông tin của các vị trí việc làm trên thì ghé qua topcvai.com nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: