1. Hạch toán là gì? Cơ sở pháp lý cho công cuộc hạch toán hàng hóa nhập khẩu
1.1. Tổng quan về khái niệm hạch toán
Hạch toán là khái niệm không còn xa lạ với không chỉ những ai hành nghề kế toán mà cả những cá nhân, đơn vị đang làm hoạt động kinh doanh nói chung. Với ba bước dưới đây, hạch toán sẽ đem lại những tác động về kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn tiền, hàng, vật tư và tài sản nói chung trong doanh nghiệp.
Bước 1: Quan sát - đây là bước đầu tiên trong công cuộc hạch toán. Không chỉ kế toán viên mà cả đội ngũ nhân viên phụ trách trong doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ thực hiện công việc quan sát được giao với mục đích đo lường nguồn lực tài sản như tiền, máy móc, hàng hóa nhập liệu, nhân sự lao động.
Bước 2: Tính toán - đây là phương pháp tổng hợp và là bước quan trọng cũng như cần thiết nhất trong hoạt động hạch toán. Trong bước này, bộ phận kế toán sẽ dựa trên những số liệu từ cách phong ban cũng như tình hình thực tế đã quan sát để đưa ra số liệu cho thấy hiệu quả về mặt doanh thu, tài chính hoặc báo lỗ để ban lãnh đạo kịp thời thay đổi phương án làm việc.
Bước 3: Ghi chép - tuy là bước cuối cùng nhưng đây cũng là một bước cần thiết. Với lượng số liệu, giấy tờ đồ sộ trong cách doanh nghiệp người kế toán viên sẽ phối hợp cùng bộ phận hành chính để từ đó lưu trữ, xử lý các dữ liệu phục vụ công việc đối chất, tường trình với ban lãnh đạo nếu cần thiết.
Xem thêm: Hạch toán nộp thuế môn bài
1.2. Những căn cứ về pháp lý của công việc hạch toán hàng nhập khẩu
Hạch toán có 3 ngạch chính: hạch toán dịch vụ, hạch toán thống kê và hạch toán kế toán. Trong đó, hạch toán kế toán là ngạch quen thuộc trong đời sống thường nhật nhất. Công việc hạch toán hàng nhập khẩu cũng là một trong những công việc quen thuộc với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất nói chung…
Công cuộc hạch toán hàng hóa nhập khẩu dựa trên Thông tư số 26 được ban hành năm 2015 của Bộ tài chính. Ngoài ra, các hoạt động hạch toán cũng dựa trên điều 51, điều 60 của thông tư 200 do Bộ tài chính ban hành năm 2014 và khoản 3, điều 1 Thông tư 53 ban hành năm 2016.
2. Những điểm cần lưu ý khi kế toán hạch toán hàng hóa nhập khẩu
2.1. Các loại thuế xuất nhập khẩu
- Thuế nhập khẩu: Đây là loại thuế quen thuộc với những ai học ngành kế toán kiểm toán nói chung hoặc chuyên ngành kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế. Mỗi quốc gia, lãnh thổ sẽ cần đánh thuế nhập khẩu với những hàng hóa từ nước vào được nhập vào nước mình đúng với yêu cầu pháp luật. Những hàng hóa trốn thuế, được buôn bán phi pháp sẽ gọi là hàng lậu. Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa tại các cửa khẩu, cảng và so sánh số lượng, loại hình hàng hóa với những khai báo từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hàng hóa được lưu hàng trong quốc gia, lãnh thổ mình đang kinh doanh và cung cấp dịch vụ sẽ phải đảm bảo đã nộp thuế nhập khẩu với công thức tính thuế đã được nhà nước quy ước.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Tuy loại thuế này nghe khá quen tai nhưng không phải ai cũng biết nhiệm vụ và mục đích xuất hiện của nó. Với những sản phẩm, loại hình dịch vụ nhà nước muốn hạn chế công cuộc sản xuất hoặc các dịch vụ có giá thành cao, không phục vụ công cuộc tiêu dùng đại chúng nhà nước sẽ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt để phần nào tác động lên giá cả nhằm hạn chế tiêu dùng. Một số loại sản phẩm có thuế tiêu thụ đặc biệt có thể kể đến: chất kích thích loại nhẹ (rượu, bia, thuốc lá...), các dịch vụ giải trí nhạy cảm (karaoke, quán bar…)
Giá thành của sản phẩm sẽ được cộng thêm 2 loại thế này.
Ngoài ra còn 1 số loại thuế khác tùy theo loại hình của sản phẩm như Thuế bảo vệ môi trường, Thuế trả cho người bán, Thuế giá trị gia tăng…
Xem thêm: Nghành quan hệ quốc tế ra làm gì
2.2. Quy trình hạch toán hàng hóa nhập khẩu
- Xác định tỷ giá: Để hàng hóa được lưu thông trong Việt Nam, doanh nghiệp cần quy đổi giá trị sản phẩm sang VNĐ dựa trên những tỷ giá mua vào, bán ra thực tế của Ngân hàng Doanh nghiệp nộp thuế. Khi doanh nghiệp chưa giải quyết xong nợ cho bên bán, số nợ sẽ được quy ra bằng ngoại tế và phải thanh toán với giá trị ngoại tệ dựa trên tỷ giá giao dịch thời điểm đấy.
- Hạch toán: Dựa trên những thông tin của các phòng ban khác về các vật liệu, hàng hóa, tài sản cố định được doanh nghiệp nhập khẩu và số tiền đã thanh toán, kế toán sẽ phản ánh số tiền phải nộp cộng với cả tiền thuế. Những hàng hóa có thuế giá trị gia tăng sẽ cần chú thích đầy đủ. Số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước cần có giấy chứng nhận nộp tiền. Nếu phát sinh công nợ, kế toán sẽ hạch toán công nợ theo chú thích có sẵn về tài khoản nợ.
- Tính thuế khi hạch toán:
+ Thuế nhập khẩu có giá trị dựa trên số lượng sản phẩm nhập khẩu, giá tính thế và thuế suất của mặt hàng quy định trong Thông tư 173 ban hàng năm 2014 của Bộ tài chính
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khập khẩu được tính là tích của giá tính thuế thu nhập đặc biệt và thuế suất thuế thu nhập đặc biệt.
+ Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là tổng của giá tính thuế, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt cộng vào nhân với phần trăm thuế suất giá trị gia tăng.
3. Nhiệm vụ, lợi ích của công cuộc hạch toán hàng nhập khẩu
3.1. Hạch toán phản ánh tình hình của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một đặc điểm riêng về loại hình làm việc, văn hóa hoạt động, đội ngũ nhân sự. Để ban lãnh đạo nắm được tình hình về tài chính trong doanh nghiệp một cách toàn diện và rành mạch nhất, công cuộc hạch toán sẽ sử dụng những thước đo chuyên môn nghiệp vụ kế toán để từ đó thể hiện rõ doanh nghiệp đã nhận được những nguồn lợi nào, nguồn vốn hiện tại trong doanh nghiệp còn bao nhiêu, doanh nghiệp hiện đang nợ bạn hàng bao nhiêu.
Việc hạch toán bên cạnh phản ánh những thông tin về nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp, còn giúp doanh nghiệp đảm bảo được những nghĩa vụ về mặt pháp lý, hạn chế những rắc rối về pháp luật.
Đọc thêm: Giải đáp thắc mắc kiểm toán và kế toán khác nhau thế nào
3.2. Hạch toán cung cấp các thông tin cho nhân sự trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, nguồn vốn cần luôn được tuần hoàn và vận động. Không chỉ ban lãnh đạo mà đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp cũng cần được nắm rõ những thông tin về nguồn vốn, hàng hóa, các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra ý kiến, tham mưu cho các hoạt động khác nhằm đảm bảo doanh nghiệp sẽ vận hành và phát sinh lợi nhuận.
Tuy nhiên, để những thông tin hạch toán được chính xác nhất các phòng ban trong công ty sẽ cần có thái độ làm việc nghiêm túc, báo cáo đúng và đầy đủ những gì được yêu cầu. Mỗi cá nhân, nhân sự trong công ty cũng sẽ có những trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định để hoạt động hạch toán của bộ phận kế toán diễn ra trơn tru và chuẩn xác nhất.
Có thể thấy hạch toán nói chung và hạch toán hàng xuất nhập khẩu nói chung là một công việc vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa. Với những thông tin trong bài viết trên, chúng tôi mong rằng đã gửi đến bạn cách hạch toán hàng nhập khẩu đầy đủ nhất. Chúc các bạn có những phút giây làm việc hiệu quả và vui vẻ.
Tham gia bình luận ngay!